Hỗ trợ người trồng lúa vượt qua khó khăn trong canh tác

Ngày 11.11 tại TP.HCM, Hội thảo Lúa gạo lần thứ 4 với chủ đề 'Nâng cao giá trị và Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam' do Bayer Việt Nam tài trợ chính, quy tụ hơn 150 đại biểu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Kohei Sakata, TGĐ Bayer Việt Nam, phát biểu chào mừng tại Hội thảo Lúa gạo lần thứ tư

Tại hội thảo các chuyên gia sẽ cùng thảo luận, tìm giải pháp để nâng cao giá trị hạt gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Người trồng lúa đối mặt nhiều khó khăn

Thông tin tại hội thảo cho biết, trong năm 2016, ngành lúa gạo Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Một trong các mối quan tâm hàng đầu là tương lai của Đồng Bằng Sông Cửu Long sau đợt hạn hán kéo dài, đẩy nước biển lấn sâu vào vùng canh tác nông nghiệp tại khu vực. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), năm 2016 sản xuất lúa gạo giảm đến 1,1 triệu tấn so năm trước đó. Thêm vào đó, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam dự báo sẽ giảm 14% trong năm nay và thấp hơn 800.000 tấn so với dự báo ban đầu.

Ngoài ra, phần lớn nông dân Việt Nam là các nông hộ nhỏ lẻ thường không có điều kiện lưu trữ lúa gạo và thiếu khả năng thương thuyết với thương lái cũng như các cơ sở thu mua, xay lúa. Đây cũng là khó khăn người trồng lúa đang phải đối mặt.

Toàn cảnh Hội thảo Lúa gạo lần thứ 4 tại TP.HCM

“Kế hoạch hành động bốn điểm” hỗ trợ người trồng lúa vượt qua thách thức

Từ năm 2014, Bayer Việt Nam đã phát triển và thực hiện kế hoạch hành động bốn điểm với cách tiếp cận toàn diện giúp giải quyết thách thức ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt. Kế hoạch bao gồm: (1) đi đầu trong phát minh cải tiến để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại; (2) nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp cho họ các công cụ, giải pháp kỹ thuật và huấn luyện; (3) nâng cao năng suất nông nghiệp một cách bền vững và thân thiện với môi trường; (4) và mở rộng quan hệ đối tác trên toàn chuỗi giá trị lúa gạo, giữa khối nhà nước và tư nhân. Tại hội thảo năm nay, Bayer Việt Nam cập nhật các tiến bộ đáng kể cùng với sự tập trung mạnh mẽ vào các giải pháp phát triển và sáng tạo mới của mình, nhằm hỗ trợ người nông dân Việt Nam đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nâng cao năng suất cũng như chất lượng lúa gạo.

Ban Chủ tọa Hội thảo Lúa gạo lần thứ 4 bắt tay chung một nỗ lực nâng cao giá trị và thương hiệu gạo VN

“Là một công ty nghiên cứu sáng tạo toàn cầu, Bayer cam kết giúp nhà nông giải quyết các thách thức của ngành nông nghiệp thông qua các giống lúa giá trị cao, các giải pháp bảo vệ thực vật sáng tạo cùng các dịch vụ nông nghiệp hiện đại và bền vững. Vì lẽ đó, chúng tôi hỗ trợ ý tưởng tổ chức Hội thảo Lúa gạo nhằm có cơ hội đối thoại với các bên liên quan, đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ người nông dân vượt qua những khó khăn này, qua đó hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển bền vững”, ông Kohei Sakata, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam, một trong những diễn giả chính tại hội thảo cho biết.

Dẫn đầu về sáng tạo: công nghệ sạ khô

Hợp tác cùng Viện nghiên cứu Lúa gạo Cần Thơ, Bayer Việt Nam giới thiệu giải pháp sáng tạo giúp người nông dân kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn khi áp dụng kỹ thuật Sạ khô. Phương pháp này được đánh giá có khả năng thay thế kỹ thuật trồng lúa nước trong điều kiện khô hạn, theo đó hạt giống được gieo trực tiếp vào đất khô mà không cần qua giai đoạn vườn ươm. Tuy nhiên, so với lúa cấy thông thường, khả năng ruộng bị cỏ dại xâm lấn khi áp dụng phương pháp Sạ khô cao hơn rất nhiều. Là một công ty sáng tạo hàng đầu, Bayer giúp nông dân vượt qua thử thách hạn hán bằng cách cung cấp các giải pháp quản lý cỏ dại tiên tiến, thiết thực và kinh tế nhất, để nhà nông vững tâm áp dụng phương pháp Sạ khô, một trong các kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại. Báo cáo cho thấy các giải pháp quản lý cỏ dại của công ty kinh tế hơn và mang lại lợi nhuận ròng nhiều hơn 2-3 lần so với kiểm soát cỏ dại bằng tay.

Giới thiệu các giống lúa mới có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi

Đến năm 2050, nhu cầu lúa gạo trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi sản lượng hiện tại. Có khoảng 100 yếu tố sinh học (côn trùng, nấm, cỏ dại) và điều kiện bất lợi của môi trường (xâm thực mặn, hạn hán, lũ lụt...) ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới của Bayer đã giúp người nông dân đối mặt với các thách thức này. Cụ thể, Bayer Việt Nam đã ra mắt hai giống lúa mới đáp ứng các điều kiện của thị trường Việt Nam. “Chúng tôi tự hào đã giới thiệu hai giống lúa lai BTE1 và TEJ Vàng đến người nông dân. Nhờ vào ưu thế lai, các giống lúa này có những ưu điểm vượt trội so với lúa thuần. Lúa lai của Bayer cho suất cao hơn 20%, khả năng chống chịu tốt hơn và do hệ thống rễ phát triển mạnh nên có khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng tối ưu”, ông Kohei Sakata chia sẻ.

Hoàng Việt

Hoàng Việt

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ho-tro-nguoi-trong-lua-vuot-qua-kho-khan-trong-canh-tac-765066.html