Hệ lụy khi đất làng nghề bị biến tướng

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tập trung quy hoạch, xây dựng lại các khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất bị ô nhiễm ra khỏi khu vực đông dân cư, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Nhưng trên thực tế, sau khi di dời ra những khu, cụm công nghiệp, việc bất chấp các quy định của pháp luật, diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Khu sản xuất tập trung của hàng chục hộ tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chưa được quy hoạch là cụm công nghiệp làng nghề và chưa có nhà đầu tư hạ tầng, thế nhưng hơn 30 hộ sản xuất nhỏ lẻ đã được đưa về đây nhiều năm qua. Những con mương giáp ranh, nước thải luôn có màu đen kịt, sủi bọt trắng, tỏa ra mùi khét. Nhiều diện tích ruộng đồng cạnh khu tái chế chì Đông Mai bị bỏ hoang hóa, biến thành nơi tập kết xỉ thải, bùn thải, rác thải

Ủng hộ chủ trương phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Mai Hương, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Hàng trăm hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, sẵn sàng bàn giao cho nhà đầu tư. Vậy nhưng, sau nhiều năm triển khai dự án, đến nay dự án cụm công nghiệp làng nghề không thấy đâu, thay vào đó là những công trình trái phép, nhiều diện tích đã trở thành bãi chăn bò.

Phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường là mục tiêu và cũng là điều mà các địa phương luôn cố gắng hướng đến, nhưng trong quá trình thực hiện tại 1 số nơi đã cho thấy sự lúng túng, thiếu kinh nghiệm của chính quyền cơ sở và việc bất chấp quy định pháp luật của nhà đầu tư. Đây được xem là nguyên nhân dẫn tới những hệ lụy trong quá trình thực hiện dự án.

Giải pháp nào để đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và đạt được mục tiêu phát triển cụm công nghiệp làng nghề, THQHVN sẽ tiếp tục thông tin trong chương trình Chuyển động 365 ngày mai.

Xin mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Hữu Nghĩa

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/he-luy-khi-dat-lang-nghe-bi-bien-tuong