Hà Nội yêu cầu trường tư thục công khai học phí, khoản thu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả các trường tư thục phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.

Nhằm bảo đảm minh bạch, thuận lợi cho gia đình người học trong việc lựa chọn nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT tư thục năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu tất cả các trường tư thục phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả các trường tư thục phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuân thủ “ba công khai” theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, gồm: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai thu chi tài chính.

Các khoản thu khác của cả năm học nằm trong nội dung công khai thu chi tài chính, nhằm giúp cha mẹ học sinh có thêm kênh thông tin khi tìm hiểu, quyết định nguyện vọng gửi con theo học.

Thực tế, thông tin về mức học phí và các khoản thu khác có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường để nộp hồ sơ dự tuyển cho con vào lớp 10 của các bậc phụ huynh.

Nếu mức học phí và các khoản thu khác ở mức cao hoặc không công khai thì sẽ có nguy cơ gây khó khăn cho phụ huynh, khiến gia đình người học mất chủ động về khả năng chi trả, dẫn đến thiệt thòi cho học sinh.

Yêu cầu về công khai học phí và các khoản thu khác của cả năm học cũng là căn cứ để cơ quan quản lý và người dân cùng đồng hành giám sát tình hình hoạt động của các nhà trường, hạn chế nguy cơ làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của học sinh.

Năm học 2024-2025, Hà Nội có hơn 200 trường THPT được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, trong số này có gần 100 trường tư thục. Thời điểm này, các trường THPT tư thục đang nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào lớp 10.

Cha mẹ học sinh tìm hiểu thông tin về phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hoặc trang thông tin của trường.

Yêu cầu công khai mức học phí và các khoản thu khác của cả năm học nằm trong nội dung công khai thu chi tài chính, nhằm giúp cha mẹ học sinh có thêm kênh thông tin khi tìm hiểu, quyết định nguyện vọng gửi con theo học.

Thực tế, thông tin về mức học phí và các khoản thu khác có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường để nộp hồ sơ dự tuyển cho con vào lớp 10 của các bậc phụ huynh.

Nếu mức học phí và các khoản thu khác ở mức cao hoặc không công khai thì sẽ có nguy cơ gây khó khăn cho phụ huynh, khiến gia đình người học mất chủ động về khả năng chi trả, dẫn đến thiệt thòi cho học sinh.

Yêu cầu về công khai học phí và các khoản thu khác của cả năm học cũng là căn cứ để cơ quan quản lý và người dân cùng đồng hành giám sát tình hình hoạt động của các nhà trường, hạn chế nguy cơ làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của học sinh.

Trước đó, liên quan đến công tác tuyển sinh, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, thống kê sơ bộ của Sở thì số học sinh lớp 9 trên địa bàn Thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 khoảng 135.000 em.

Trong số học sinh tốt nghiệp THCS, chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%, tức có khoảng 80.000 em đỗ vào các trường công lập, còn lại hơn 50.000 em không đỗ, phải theo học trường tư hoặc trường nghề.

Chính vì suất vào trường công hạn chế, nên để giúp con có thêm phương án dự phòng, không ít phụ huynh chấp nhận mất tiền để giữ một suất học ở trường THPT ngoài công lập. Tuy nhiên, phí giữ chỗ, ghi danh ngày càng bị đẩy lên cao.

Theo thông báo của Trường THCS - THPT Lômônôxôp (quận Nam Từ Liêm), mức phí nhập học là 5,9 triệu đồng. Trường không trả lại phí này nếu học sinh rút hồ sơ chuyển đi trường khác.

Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy) thông báo phí nhập học với học sinh vào lớp 10 là 15 triệu đồng. Phụ huynh nộp phí nhập học một lần/cấp học và khoản này không được chuyển nhượng, hoàn trả trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, phí nhập học sẽ được nhà trường đối trừ với các khoản thu trong năm học.

Trường THPT Archimedes Academy (huyện Đông Anh) có phí nhập học lên tới 23 triệu đồng, gần bằng 3 tháng học phí của trường. Khoản phí này không được hoàn trả, chuyển nhượng dưới mọi hình thức.

Với các trường còn lại, mức phí phổ biến là 1 - 3 triệu đồng. Việc đưa ra số tiền cọc, theo đại diện một số trường là để hạn chế "tỷ lệ ảo", đồng thời để các gia đình cân nhắc, có trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Không ít phụ huynh bỏ tiền để đặt cọc cho con vào 2-3 trường tư thục, với tổng chi phí đến 30-40 triệu đồng, nhưng sau đó bỏ cọc vì con đỗ trường công, hoặc nhận thấy các khoản phải đóng góp trong 3 năm học không phù hợp với khả năng chi trả của gia đình. Với những phụ huynh không có điều kiện thì việc đóng phí giữ chỗ này là quá sức với họ.

Thực tế cho thấy, phí đặt cọc, giữ chỗ là khoản thu mang tính thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường trên nguyên tắc tự nguyện, công khai. Đây thực chất là phí cơ hội nếu phụ huynh muốn con có chỗ học như ý, hoặc thêm phương án dự phòng trong trường hợp không đỗ vào lớp 10 THPT công lập.

Trước tình trạng phí giữ chỗ bị một số trường đẩy lên cao trong năm học 2024 - 2025, nhiều ý kiến cho rằng, các trường tư thục hoạt động theo cơ chế tự chủ, được quyền đưa ra mức phí giữ chỗ, nhưng phải phù hợp. Nếu loại phí này chưa có trong quy định thì cơ quan quản lý cần nghiên cứu để đưa vào.

Để chấn chỉnh, đầu tháng 3/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện công tác tuyển sinh, không được yêu cầu cha mẹ học sinh nộp tiền giữ chỗ hay bất cứ khoản thu nào khác không đúng quy định, gây bức xúc trong nhân dân.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, môi trường giáo dục có đặc thù, trong đó cần tính nhân văn. Dù các trường hoạt động tự chủ, nhưng cần trên tinh thần nhân văn, chia sẻ để xây dựng mức phí phù hợp, nhất là trong điều kiện nhiều gia đình còn khó khăn về tài chính.

“Phí giữ chỗ hiện nay là vấn đề nhức nhối, dư luận xã hội phản ánh nhiều. Khoản tiền này được chi phối bởi các hợp đồng dân sự, thỏa thuận giữa phụ huynh học sinh nhà trường, nhưng điều này không phù hợp với môi trường giáo dục. Nếu học sinh nhập học thì khấu trừ vào học phí, còn không sẽ không được hoàn lại, vậy tiền đấy ai hưởng?”, ông Cương nêu câu hỏi.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/ha-noi-yeu-cau-truong-tu-thuc-cong-khai-hoc-phi-khoan-thu-d214172.html