Hạ nguồn sông Gianh chìm nhanh trong lũ

Tại rốn lũ của huyện Tuyên Hóa là các xã Văn Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa... hầu hết các cụm dân cư tiếp tục bị cô lập nặng hơn ngày 31-10.

Từ cuối ngày 31-10, mưa tạnh ở nhiều xã thượng nguồn sông Gianh nên nước rút nhanh ở phía hạ nguồn. Khoảng từ 16 giờ, hệ thống điện lưới có lại nên dân và các lực lượng huy động nhân lực tối đa để đẩy bùn ra khỏi nền nhà, nền trụ sở cho nước cuốn trôi.

Tuy nhiên, từ 23 giờ mưa lớn trở lại. Hệ thống điện phải cắt hầu hết các xã vùng hạ nguồn thuộc các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Nước bắt đầu lên nhanh và vượt đỉnh của ngày 31-10. Lúc 10 giờ, mực nước được Văn phòng Phòng chống thiên tai của huyện Tuyên Hóa ghi nhận tại trạm Đồng Tâm ở thượng nguồn sông Gianh là 13,03m (trên báo động 3 là 0,03m); tại trạm Mai Hóa là 7,89m (trên báo động 3 là 1,39m).

Nước bắt đầu lên nhanh và vượt đỉnh của ngày 31-10.

Lúc 10 giờ, mực nước được Văn phòng Phòng chống thiên tai của huyện Tuyên Hóa ghi nhận tại trạm Đồng Tâm ở thượng nguồn sông Gianh là 13,03m (trên báo động 3 là 0,03m); tại trạm Mai Hóa là 7,89m (trên báo động 3 là 1,39m).

Lượng mưa đo được tai trạm Đồng Tâm là 862,5mm (trong đợt lũ lịch sử hôm 15-10, lượng mưa đo được cao nhất là 765 mm). Ông Nguyễn Tiến Chức - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuyên Hóa - cho biết từ khoảng 9 giờ nước từ thượng nguồn bắt đầu đổ về và mưa ở thượng nguồn rất lớn nên nhận định nước có thể ngập cao hơn đỉnh lũ ngày 15-10.

Tại rốn lũ của huyện Tuyên Hóa là các xã Văn Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa... hầu hết các cụm dân cư tiếp tục bị cô lập nặng hơn ngày 31-10. Tại xã Phong Hóa, bà Phạm Liên công tác ở Trường THPT Phan Bội Châu, cho biết nước vào nhà chỉ còn thấp hơn đỉnh lũ ngày 15-10 khoảng 0,5m. Tại xã Văn Hóa, hầu hết nhà không có tầng lầu đã ngập gần tận mái.

Tại rốn lũ của huyện Tuyên Hóa là các xã Văn Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa... hầu hết các cụm dân cư tiếp tục bị cô lập nặng hơn ngày 31-10

Trong sáng 1/11, hệ thống trường học toàn huyện Tuyên Hóa tạm ngừng hoạt động. Giao thông trên Quốc lộ 12 bị cô lập ở đoạn qua thôn Yên Tố (xã Phong Hóa) và Chợ Gát (xã Đức Hóa).

Trong sáng 1/11, hệ thống trường học toàn huyện Tuyên Hóa tạm ngưng hoạt động

Tại nhiều xã vùng Nam thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), trên tuyến đường dẫn qua cầu Quảng Hải nước ngập nhiều điểm khiến giao thông ùn tắc, dân di chuyển nhiều đoàn gia súc lên những nơi cao hơn để tránh. Nước cũng cô lập hàng loạt cụm dân cư của huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Tuy nhiên tuyến Quốc lộ 12 đi từ Tuyên Hóa qua thị xã Ba Đồn vào thành phố vẫn thông suốt đến 11 giờ.

Tổng hợp báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Bình cho biết đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch ngập 0.3m. Đường qua xã Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn) sạt lở đang ách tắc. Đường đi xuống vùng "rốn lũ" xã Tân Hóa (đoạn ngầm tràn giữa xã Tân Hóa và Minh Hóa) bị ngập sâu, bị chia cắt.

Tính đến 6 giờ sáng 1/11, còn 138 phương tiện/1.163 lao động đang hoạt động trên biển. Tàu cá QB 987.50 TS của ngư dân Nguyễn Tiến Dũng (SN 1982, ngụ phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn) cùng 6 thuyền viên khác bị lật tại cửa sông Gianh, được Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh điều tàu tiếp cận ứng cứu.

Duy Cường

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/tin-nhanh/ha-nguon-song-gianh-chim-nhanh-trong-lu-c4a463656.html