Hà Lan đưa hai phương án xử MH17: Ép Nga

Chính phủ Hà Lan tuyên bố 2 lựa chọn để giải quyết vụ MH17 nhưng xét theo điều kiện nào, các yêu cầu của Nga về vụ việc chưa được sáng tỏ.

Ngày 26/10, Bộ trưởng An ninh và Tư pháp Hà Lan Ard Van de Steurs cho giới truyền thông biết Chính phủ nước này đang xem xét 2 phương án để xét xử thủ phạm bắn máy bay Malaysia MH17 rơi xuống khu vực Donetsk (Ukraine) hồi tháng 7/2014.

Tờ báo AD.nl dẫn phát biểu của Bộ trường cho hay: "Có 2 phương án xét xử đã được thiết lập. Phương án thứ nhất, Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ toàn quyền tố tụng. Phương án thứ 2, các quốc gia tham gia điều tra chung sẽ có quyền xét xử. Những quốc gia đó gồm Hà Lan, Ukraina, Bỉ, Australia và Malaysia".

Vị Bộ trưởng cho biết thêm, nếu trường hợp thứ 2 được lựa chọn, phiên tòa có thể tổ chức ở Amsterdam.

Theo Chính phủ Hà Lan, cả 2 phương án đều “phức tạp” và có “trở ngại pháp lý”, tuy nhiên, mục đích của Amsterdam là tối đa hóa mọi cơ hội xét xử hiệu quả.

Ủy ban điều tra chung (JIT) công bố kết quả điều tra vụ MH17 bị bắn rơi. Ảnh: AP

Vụ việc chiếc máy bay Boeing777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 bị bắn rơi bởi một quả tên lửa Buk khi đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur (Malaysia) và toàn bộ 298 người, hầu hết là công dân Hà Lan thiệt mạng đã xảy ra được 2 năm. Nhưng thủ phạm của vụ việc này vẫn chưa được làm rõ.

Vào cuối tháng 9, Ủy ban điều tra quốc tế do Hà Lan dẫn đầu đã đưa ra báo cáo kết luận điều tra: Máy bay MH17 đã bắn rơi bằng tên lửa dòng 9M38, phóng từ hệ thống phòng không Buk do Liên Xô sản xuất. Máy bay này bị lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraina bắn rơi, ám chỉ Nga có “liên quan” đến vụ tai nạn.

Phía Nga cũng đã thực hiện các cuộc điều tra độc lập và tiếp tục khẳng định “không liên quan”, đưa ra các phân tích bác bỏ lập luận của Hà Lan, nhấn mạnh kết quả điều tra có “động cơ chính trị”.

Nga dính đòn nặng

Việc Chính phủ Hà Lan đưa ra 2 khả năng này, lựa chọn nào cũng bất lợi cho Nga bởi dấu hỏi to nhất mà phía Nga đưa ra đối với các cuộc điều tra vẫn chưa có câu trả lời.

Theo đó, phía Nga cáo buộc Ukraine không công bố số liệu về vị trí các hệ thống tên lửa phòng không "Buk" của họ và hay bất cứ sự liên lạc nào đối với nghiệp vụ điều khiển không lưu trong ngày xảy ra vụ tai nạn.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Thiếu tướng Igor Konashenkov hôm 26/9 đã tuyên bố về kẽ hở của cuộc điều tra là Ukraine - một nước đáng lẽ ra phải bị cáo buộc vì những sai sót của họ trong việc điều hành hệ thống không lưu cũng như trình ra các dữ liệu thông tin công khai trong ngày xảy ra tai nạn- đều đã không thực hiện rõ các nghĩa vụ của mình.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Thiếu tướng Igor Konashenkov.

"Bất chấp yêu cầu của Nga và các nước khác, cũng như thân nhân các hành khách đã thiệt mạng, cho đến nay Kiev vẫn chưa đưa ra thông tin về vị trí của các tên lửa "Buk" vào ngày xảy ra thảm họa, trao đổi của các nhân viên điều vận, và trước hết là dữ liệu radar hoạt động trong ngày hôm đó, dữ liệu về hệ thống phòng không Ukraina và lời khai của các nhân chứng" - ông Igor Konashenkov nói.

Trong khi đó, cuộc điều tra của Bộ Quốc phòng Nga công bố bằng chứng mới khẳng định chính Ukraine là thủ phạm bắt rơi máy bay của Malaysia hồi giữa tháng 7/2014.

Tướng Andrei Koban, Tư lệnh lực lượng radar quân đội Nga, những hình ảnh radar của Nga cho thấy, không có tên lửa nào được phóng ra từ khu vực phiến quân đông Ukraine kiểm soát và bắn trúng chiếc máy bay mang số hiệu MH17. Nếu máy bay của Malaysia bị trúng tên lửa từ bất cứ khu vực nào ở phía đông vị trí rơi, radar của Nga đã phát hiện được.

Song điều bất bình thường nhất ở chỗ. Cuộc điều tra đầu tiên do Ủy ban An ninh Hà Lan thực hiện đã có kết luận cuối cùng hồi tháng 10/2015, trong đó xác định máy bay đã bị trúng một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất. Phía Hà Lan không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine đã bắn rơi máy bay này, nhưng khẳng định quả tên lửa được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine, vốn do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Kết quả cuộc điều tra được công bố công khai và thậm chí đã được các thành viên cao cấp trong Ủy ban này chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhưng không rõ lý do vì sao bị chìm vào "quên lãng".

Cho tới khi cuộc điều tra thứ 2 do nhóm độc lập thực hiện hôm 28/9 cho thấy vụ việc có liên quan tới phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine, tên lửa Buk do Liên Xô sản xuất... tóm lại có rất nhiều yếu tố liên quan tới Nga thì đã nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Mỹ đã “chào đón” các báo cáo của nhóm công tố viên độc lập trên và nhấn mạnh đây là một bước tiến trong việc giành được “công lý”.

“Các kết luận tạm thời cũng khẳng định trùng với các tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry ngay trong những ngày sau thảm kịch, máy bay MH17 đã bị bắn hạ bởi một loại tên lửa đất đối không bắn từ lãnh thổ phe ly khai thân Nga kiểm soát. Không có gì phải nghi ngờ nữa”, ông Kirby nhấn mạnh.

“Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các nhóm nghiên cứu. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia khác hợp tác giúp đỡ đầy đủ và có trách nhiệm”, ông Kirby nói thêm.

Không rõ liệu Chính phủ Hà Lan sẽ lựa chọn phương án nào để giải quyết và tìm ra hung thủ thực sự đứng sau vụ việc trên.

Trừ khi hai lựa chọn trên sẽ cho ra 2 kết quả thủ phạm khác nhau, nếu không Nga sẽ bắt đầu chuỗi hành trình gian nan đòi lại công lý cho mình.

Video: Nga thử nghiệm tên lửa BUK tái hiện vụ rơi máy bay MH17

Đông Phong

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ha-lan-dua-hai-phuong-an-xu-mh17-ep-nga-3321687/