Gian nan con đường trở thành phi hành gia của NASA

Ngay cả khi được chọn để trở thành một phi hành gia của NASA cũng không có gì đảm bảo là bạn có thể được bay vào không gian.

NASA có những yêu cầu khắt khe để chọn một người trở thành một phi hành gia. Công việc này không chỉ cần thể chất tốt nhất mà còn đòi hỏi các kỹ năng, kỹ thuật để đảm nhận những công việc khó khăn trên tàu vũ trụ hoặc trên một trạm vũ trụ.

NASA có những yêu cầu khắt khe để chọn một người trở thành một phi hành gia. Công việc này không chỉ cần thể chất tốt nhất mà còn đòi hỏi các kỹ năng, kỹ thuật để đảm nhận những công việc khó khăn trên tàu vũ trụ hoặc trên một trạm vũ trụ.

Quay trở lại quy trình tuyển chọn, các ứng cử viên phi hành gia của NASA, được gọi là ASCAN, sẽ phải trải qua khóa đào tạo kéo dài hai năm để trở thành phi hành gia đủ tiêu chuẩn.

Quay trở lại quy trình tuyển chọn, các ứng cử viên phi hành gia của NASA, được gọi là ASCAN, sẽ phải trải qua khóa đào tạo kéo dài hai năm để trở thành phi hành gia đủ tiêu chuẩn.

Giống như học đại học, các ứng viên phải lên lớp, học kiến thức chuyên môn về hoạt động của phi thuyền, tàu vũ trụ, robot…

Giống như học đại học, các ứng viên phải lên lớp, học kiến thức chuyên môn về hoạt động của phi thuyền, tàu vũ trụ, robot…

Phần luyện tập thể chất diễn ra phần lớn dưới nước nhằm nâng cao thể trạng và khả năng thích ứng với môi trường trọng lực thấp cho các ứng viên. Một trong những bài tập khủng khiếp nhất đó là bơi 75m bể bơi trong vòng 10 phút với đôi giày đánh tennis và bộ đồ phi hành gia nặng nề trên người.

Phần luyện tập thể chất diễn ra phần lớn dưới nước nhằm nâng cao thể trạng và khả năng thích ứng với môi trường trọng lực thấp cho các ứng viên. Một trong những bài tập khủng khiếp nhất đó là bơi 75m bể bơi trong vòng 10 phút với đôi giày đánh tennis và bộ đồ phi hành gia nặng nề trên người.

Chưa hết, các ứng viên bắt buộc phải trải qua quá trình mô phỏng tình trạng không trọng lực trên một chiếc máy bay đặc biệt. Mô hình sẽ chuyển động theo quỹ đạo parabol liên tục với tốc độ tăng dần, gây ra hiện tượng không trọng lực trong vòng khoảng 20 giây.

Chưa hết, các ứng viên bắt buộc phải trải qua quá trình mô phỏng tình trạng không trọng lực trên một chiếc máy bay đặc biệt. Mô hình sẽ chuyển động theo quỹ đạo parabol liên tục với tốc độ tăng dần, gây ra hiện tượng không trọng lực trong vòng khoảng 20 giây.

Nếu là người bình thường, chắc chắn chuyện “say”, nôn mửa là điều không tránh khỏi. Vậy mà mỗi ngày, các ứng cử viên phải tập bài này 40 lần.

Nếu là người bình thường, chắc chắn chuyện “say”, nôn mửa là điều không tránh khỏi. Vậy mà mỗi ngày, các ứng cử viên phải tập bài này 40 lần.

Kết thúc 2 năm tập luyện, NASA sẽ tiếp tục chọn lựa những ứng cử viên xuất sắc nhất để trở thành phi hành gia. Tuy nhiên, trước mỗi chuyến bay vào vũ trụ, các ứng cử viên này lại phải sát hạch tiếp với cường độ còn kinh khủng hơn.

Kết thúc 2 năm tập luyện, NASA sẽ tiếp tục chọn lựa những ứng cử viên xuất sắc nhất để trở thành phi hành gia. Tuy nhiên, trước mỗi chuyến bay vào vũ trụ, các ứng cử viên này lại phải sát hạch tiếp với cường độ còn kinh khủng hơn.

Các phi hành gia phải tập cả cách đặt chân lên các hành tinh, cách tiếp đất khi quay về Trái đất, cách cắm cờ… những việc cực khó trong môi trường không trọng lực.

Các phi hành gia phải tập cả cách đặt chân lên các hành tinh, cách tiếp đất khi quay về Trái đất, cách cắm cờ… những việc cực khó trong môi trường không trọng lực.

Để rèn luyện về khả năng chịu đựng, các phi hành gia phải tập bài đi bộ trên tường trong bộ đồ bay. Với bài tập này, họ phải đối mặt với tình trạng trọng lực giảm đi 6 lần, tức là tương đương với điều kiện trên Mặt trăng.

Để rèn luyện về khả năng chịu đựng, các phi hành gia phải tập bài đi bộ trên tường trong bộ đồ bay. Với bài tập này, họ phải đối mặt với tình trạng trọng lực giảm đi 6 lần, tức là tương đương với điều kiện trên Mặt trăng.

Đặc biệt, sau những bài tập thực hành các nhiệm vụ ngoài vũ trụ, kỹ năng cuối cùng mà các phi hành gia phải rèn luyện… đó là sống sót. Trong nhiều tháng liền, phi hành đoàn sẽ phải sống trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt như sa mạc, rừng rậm…

Đặc biệt, sau những bài tập thực hành các nhiệm vụ ngoài vũ trụ, kỹ năng cuối cùng mà các phi hành gia phải rèn luyện… đó là sống sót. Trong nhiều tháng liền, phi hành đoàn sẽ phải sống trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt như sa mạc, rừng rậm…

Mặc dù công chúng chủ yếu chú ý đến các phi hành gia khi họ ở trong không gian, nhưng trên thực tế, các phi hành gia sẽ chỉ dành một phần nhỏ trong sự nghiệp của họ ở trên cao. Hầu hết thời gian của họ sẽ được dành cho việc đào tạo và hỗ trợ các nhiệm vụ khác.

Mặc dù công chúng chủ yếu chú ý đến các phi hành gia khi họ ở trong không gian, nhưng trên thực tế, các phi hành gia sẽ chỉ dành một phần nhỏ trong sự nghiệp của họ ở trên cao. Hầu hết thời gian của họ sẽ được dành cho việc đào tạo và hỗ trợ các nhiệm vụ khác.

NASA thường tổ chức một cuộc họp báo để công bố các ứng cử viên mới, đồng thời mời các nhà báo và những người có tài khoản mạng xã hội đặt câu hỏi về lớp phi hành gia mới. Sau đó, các ứng viên nhanh chóng lao vào đào tạo, khiến họ có rất ít thời gian để nói chuyện với thế giới bên ngoài, ít nhất là trong vài tháng.

NASA thường tổ chức một cuộc họp báo để công bố các ứng cử viên mới, đồng thời mời các nhà báo và những người có tài khoản mạng xã hội đặt câu hỏi về lớp phi hành gia mới. Sau đó, các ứng viên nhanh chóng lao vào đào tạo, khiến họ có rất ít thời gian để nói chuyện với thế giới bên ngoài, ít nhất là trong vài tháng.

Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/gian-nan-con-duong-tro-thanh-phi-hanh-gia-cua-nasa-1803201.html