Giải ngân vốn cho hàng loạt dự án khi chưa đủ điều kiện cho vay, Ngân hàng TMCP Việt Á tích tụ nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, trong giai đoạn 20213 – 2017, Ngân hàng TPCP Việt Á đã thẩm định, phê duyệt cho vay cho nhiều dự án khi chưa có đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án. Điển hình, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, với số dư nợ 500 tỷ đồng, thuộc nợ nhóm 5; Công ty CP Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1.

Nợ xấu tăng hàng năm, xếp loại ngân hàng yếu kém

Mới đây, Thanh tra Chính phủ có kết luận thanh tra về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 – 2017.

Ngân hàng TPCP Việt Á (VietABank) là một trong những ngân hàng bị "chỉ điểm" những vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng, dẫn đến nợ xấu tăng hàng năm.

Theo đó, tại thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay của VietABank là 38.770 tỷ đồng, nợ xấu là 525,7 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, đến thời điểm 30/6/2018, tổng dư nợ cho vay là 37.673 tỷ đồng, nợ xấu là 941 tỷ đồng (tăng 415,3 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017), chiếm 2,5% tổng dư nợ.

Nếu tính cả nợ bán cho VAMC (Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) chưa xử lý, thì tỷ lệ nợ xấu là 8,2%, tương ứng 3.504 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, trong giai đoạn 20213 – 2017, Ngân hàng TPCP Việt Á đã thẩm định, phê duyệt cho vay cho nhiều dự án khi chưa có đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án.

Bởi vậy, thực hiện Đề án 254 về cơ cấu lại tổ chức tín dụng của NHNN, Ngân hàng TMCP Việt Á là 1 trong 3 ngân hàng đáp ứng tiêu chí, quy định cuarNHNN là NH TMCP yếu kém, thuộc đối tượng áp dụng giải pháp cơ cấu lại đối với TCTD yếu kém như chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN; phải giảm dư nợ tín dụng; hợp nhất, sát nhập hoặc mua lại.

Theo phương án cơ cấu lại VietABank giai đoạn 2013 – 2016, nợ xấu thời điểm 31/12/2013 là 2.454 tỷ đồng (tương đương 17%/tổng dư nợ), giá trị thực vốn điều lệ của VietABank khi tính đủ các khoản còn phải trích dự phòng rủi ro và yêu cầu tất toán theo kết luận thanh tra của NHNN là 2.968 tỷ đồng (thấp hơn mức vốn pháp định), đáp ứng tiêu chị phân loại vào nhóm TCTD yếu kém theo kế hoạch số 241/KH-NHNN ngày 25/4/2013 của NHNN.

Năm 2012, 2013 và 2014, NHNN xếp loại D đối với VietABank theo Quyết định 06.

Tuy nhiên, NHNN đã hướng dẫn VietABank xây dựng và phê duyệt phương án cơ cấu lại giai đoạn 2013 – 2015 theo giải pháp tự cơ cấu, chấn chỉnh.

Thẩm định, cho vay khi chưa đủ điều kiện cho vay

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, trong giai đoạn từ 31/8/2018 – 10/10/2021, qua thanh tra, đã phát hiện VietABank vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng đối với 14 khách hàng.

Đây là những đối tác của VietABank được "chỉ điểm" đang có tình trạng kinh doanh bết bát, thua lỗ tại nhiều dự án, thậm chí nhiều khả năng mất thanh khoản.

Đơn cử, đối với Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại HSTC, VietABank thẩm định, phê duyệt cho Công ty này vay khi Dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý (chưa có Giấy phép quy hoạch, Quyết định chấp nhận chủ trường đầu tư, Quyết định giao đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng);

Ngoài ra, Công ty HSTC không đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án. VietABank cũng chưa thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.

VietABank thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác đối với 2 khách hàng là Công ty CP Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam và Công ty CP Đầu tư PHD.

Đối với khách hàng là Công ty CP Đầu tư PHD, tại thời điểm thẩm định, dự án Tây Nam Kim Giang I chưa được phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư cho Liên danh thực hiện dự án theo quy hoạch sau điều chỉnh cục bộ; chưa được giao đất thực hiện dự án; chưa được cấp Giấy phép xây dựng; chưa được phê duyệt đơn giá sử dụng đất và nộp thuế đất…

VietABank phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro (gồm 02 khách hàng: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, Công ty CP Điện Bình Thủy Lâm Đồng);

VietABank cơ cấu nợ không đúng quy định đối với Công ty CP Đầu tư Toàn Cầu. Theo quy định, các khách hàng nêu trên phải chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 4, nhóm 5.

Theo NHNN, đến thời điểm 10/10/2021 có 12/14 khách hàng đã tất toán các khoản vay. Tuy nhiên, 2 khách hàng còn dư nợ là: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, với số dư nợ 500 tỷ đồng, thuộc nợ nhóm 5;

Công ty CP Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1.

Trước đó, chiều 25/4, tại hội nghị về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã yêu cầu lãnh đạo một số ngân hàng giải trình việc vẫn duy trì lãi suất cho vay cao. VietABank là một trong số đó.

Bên cạnh đó, Phó Thống đốc còn đặt ra câu hỏi về vấn đề thanh khoản với VietABank.

Cận cảnh hồ thủy điện Bản Vẽ lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn kỷ lục, tiệm cận mực nước chết.

Bảo Minh

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/giai-ngan-von-cho-hang-loat-du-an-khi-chua-du-dieu-kien-cho-vay-ngan-hang-tmcp-viet-a-tich-tu-nhieu-rui-ro-ty-le-no-xau-cao-172230719111843795.htm