Gia Lai: Quảng trường Đại đoàn kết được xếp hạng Di tích cấp tỉnh

Sáng 17/3, tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm kỷ niệm 10 năm Quảng trường Đại đoàn kết khánh thành, đưa vào sử dụng và trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Gia Lai đã công bố Quyết định và trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Danh lam thắng cảnh Quảng trường Đại đoàn kết.

Trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Danh lam thắng cảnh Quảng trường Đại đoàn kết.

Trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Danh lam thắng cảnh Quảng trường Đại đoàn kết.

Phát biểu tại tọa đàm, chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cho biết, tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên là một trong những hạng mục quan trọng tại Quảng trường Đại đoàn kết. Quảng trường nằm ở trung tâm thành phố Pleiku, được hoàn thiện và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 9/12/2012.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh trước Tượng Bác cùng phù điêu bằng đất sét tỷ lệ 1/1

Các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh trước Tượng Bác cùng phù điêu bằng đất sét tỷ lệ 1/1

Công trình có tổng diện tích 10,6ha với nhiều hạng mục như tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng, mô hình núi Hàm Rồng, hồ phun nước nghệ thuật, cột cờ, sân Quảng trường, thạch thư, tháp đá, hòn đá mã não, hồ sen, nơi thờ Bác Các đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm đều khẳng định, Quảng trường Đại đoàn kết sau khi đưa vào sử dụng đã trở thành niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Nguyên chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng xem thiết kế phối cảnh Quảng Trường Đại Đoàn Kết

Nguyên chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng xem thiết kế phối cảnh Quảng Trường Đại Đoàn Kết

Quảng trường không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, giá trị về mặt kiến trúc xây dựng mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết các dân tộc. Đây là công trình tiêu biểu, điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc đô thị Pleiku và du lịch địa phương, là địa điểm vui chơi, giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy giá trị của Quảng trường, nhất là trong giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thiết kế, xây dựng các tour du lịch; huy động nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia:

(Nguồn: VTV24)

Hà Ngọc Chính

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/gia-lai-quang-truong-dai-doan-ket-duoc-xep-hang-di-tich-cap-tinh-1819204.html