Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Tiềm năng du lịch sinh thái

Phát triển du lịch cộng đồng và trải nghiệm sinh thái của huyện , ngoài điểm nhấn Cây sanh nghìn tuổi được ví như “mâm xôi con gà” ở trên vùng đồi của xã Giai Xuân còn có sản phẩm du lịch cộng đồng kết hợp với sinh thái ở bản Phẩy Thái Minh và bản Chiềng của xã Tiên Kỳ.

Lãnh đạo huyện Tân Kỳ tham quan mô hình Homestay ở xã Tiên Kỳ. Ảnh: Cẩm Tú

Ở những điểm đến này, du khách sẽ được trải nghiệm hình ảnh những cô gái Thái miệt mài bên những khung cửi, dệt nên những sản phẩm thổ cẩm đẹp; được chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn với kiến trúc độc đáo. Thời gian lưu trú ở bản, du khách còn được thưởng thức những ẩm thực đặc sắc như cơm lam, canh bồi, cá nướng,... có cơ hội hòa mình trong các lễ hội truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội trời sấm, được nhảy sạp, uống rượu cần vô cùng thú vị.

Cũng ở xã Tiên Kỳ, có với vẻ đẹp hùng vĩ và hệ sinh thái vẫn còn được giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ. Khám phá hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tảng đá thạch nhũ được kiến tạo khác lạ. Khám phá hang Mó sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những ai yêu thích chinh phục thiên nhiên hoang dã.

Hang Mó với vẻ đẹp hùng vĩ và hệ sinh thái ở xã Tiên Kỳ. Ảnh tư liệu

Từ Tiên Kỳ, du khách di chuyển khoảng ít cây số nữa, là đến với hang Hồng Sơn thuộc địa phận bản xã Hồng Sơn. Giữa thung lũng xanh bạt ngàn thác Hồng Sơn hiện lên với vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ giữa thiên nhiên trong lành thật cuốn hút...

Xuôi về thị trấn Lạt - đô thị trung tâm huyện lỵ của huyện Tân Kỳ, du khách còn được ghé thăm khe Xanh (nằm giữa 2 xã Tân An và xã Nghĩa Phúc) sở hữu nét đẹp thiên nhiên thơ mộng, cây cối xanh tốt, các bãi đá tự nhiên chạy dài...

Khe Xanh còn là một điểm đến gắn liền với di tích lịch sử đền thờ Đức ông Lê Mạnh - 1 trong 12 vị tướng giỏi của Vua Mai Hắc Đế. Người dân ở đây còn gọi ngôi đền này là đền Khe Xanh. Thêm một điểm đặc biệt của khe Xanh đó là có 2 nguồn nước nóng và lạnh chảy quanh năm. Dù thời tiết nắng nóng thì khe Xanh cũng không cạn. Vì vậy, nơi này còn có tên gọi khác là “suối tiên”.

Cột mốc Km0 - đường Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Ngoài ra, trên địa bàn Tân Kỳ còn một số điểm du lịch sinh thái khác và nhất là Di tích Quốc gia đặc biệt Cột mốc Km0 -

đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp thành điểm dừng chân hấp dẫn.

Khó khăn về giao thông

Huyện Tân Kỳ thuận lợi trong phát triển khi Nhà nước đầu tư nâng cấp đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A, đặc biệt hiện đang mở đường N5 kéo dài, rút ngắn thời gian đi từ Tân Kỳ về thành phố Vinh từ 90 phút xuống 60 phút. Đây là điều kiện rất thuận lợi để du khách thập phương đến với Tân Kỳ. Tuy nhiên, từ thị trấn Lạt đến các điểm du lịch ở các xã vùng trong lại chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ, khiến việc đi lại khó khăn.

Đường N5 kéo dài từ xã Hòa Sơn (Đô Lương) lên đường Hồ Chí Minh - Tân Kỳ đã cơ bản hoàn thành. Ảnh: X.Hoàng

Ngoài điểm du lịch cộng đồng Tiên Kỳ, thì tại điểm thu hút du lịch thác Bồn, xóm Hồng Sơn (xã Tân Hợp) đã được đầu tư xây dựng đường vào chân thác và bãi đậu xe, sân khấu; bước đầu tạo điều kiện cho nhân dân kinh doanh dịch vụ thiết yếu tại thác theo quy định hiện hành.

Huyện đang kêu gọi các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư các hạng mục cụ thể để từng bước hoàn thiện tổng thể điểm du lịch. Điểm thu hút du lịch cụm hang Thung Khiển, xóm Văn Sơn (xã Đồng Văn), huyện đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch; hiện đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các dịch vụ kèm theo.

Ông Hoàng Xuân Hạnh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Kỳ, cho biết: Đối với tuyến Tỉnh lộ 534B nối từ thị trấn Lạt đi xã Tiên Kỳ dài hơn 20 km, mặc dù đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp phần lớn chiều dài, nhưng vẫn còn khoảng 4km chưa được nâng cấp, vào mùa mưa đi lại khó khăn. Hiện nay, huyện đang nỗ lực đề xuất các cấp, ngành nâng cấp 4 km còn lại để người dân và du khách thuận lợi hơn mỗi khi đến với các điểm du lịch của xã Tiên Kỳ. Với tuyến đường huyện nối từ xã Tân An vào Đồng Văn, mặt đường đã xuống cấp từ nhiều năm nay, đã được tỉnh cho chủ trương đầu tư nâng cấp, dự kiến sẽ khởi công trong năm nay.

Cây sanh nghìn tuổi, một kiệt tác bonsai thiên tạo ở xã Giai Xuân. Ảnh tư liệu

Đặc biệt, được ví như một kiệt tác bonsai thiên tạo, tuy nhiên, nhiều năm dường như bị lãng quên. Nguyên nhân, do đường vào cây sanh chưa có nên khách du lịch ái ngại, bởi muốn vào tận nơi phải đi xe máy khoảng 2 - 3 km theo lối mòn của người dân đi làm, sau đó đi bộ khoảng 600m đường rừng.

Theo tìm hiểu được biết, là cây cổ thụ, cây cảnh có niên đại cao thế, dáng đạt tiêu chí “cổ - kỹ - mỹ”, “độc nhất vô nhị” vì mọc trên hai tảng đá, cây sanh nghìn tuổi ôm đá ở xã Giai Xuân có giá trị khoa học, lịch sử, văn hóa, tâm linh. Người dân nơi đây coi cây sanh như một biểu tượng trong đời sống tâm linh và gìn giữ như báu vật. Năm 2015, cây sanh với thế độc lạ này được công nhận là Cây di sản Việt Nam cần được bảo vệ.

“Năm 2016, Tập đoàn TH đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng bờ bao xung quanh khuôn viên cây sanh và một số hạng mục khác. Từ đó đến nay, mặc dù huyện kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư đường giao thông và những hạng mục cần thiết, nhằm thu hút khách du lịch, nhưng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư, khiến cây sanh nghìn tuổi này bị “lãng quên” lâu nay”.

Ông Hoàng Xuân Hạnh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Kỳ

Xuân Hoàng

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/du-lich-tan-ky-can-cu-hich-tu-giao-thong-post287781.html