Độc đáo nghề 'ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời'

Thợ leo thốt nốt được ví như nghề "ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời" ở An Giang.

Không chỉ giỏi trèo cây cao hoặc chuyền từ cây này sang cây khác mà họ còn phải thuần thục kỹ năng cắt buồng, lấy nước làm sao được nhiều nhất.

Thợ leo hái thốt nốt được vì như nghề "ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời".

Mùa nắng từ tháng giêng đến tháng 7 hàng năm là rộ vụ thu hoạch thốt nốt, người dân An Giang lại rủ nhau trèo cây hái trái, hứng nước nấu đường. Đây là loại cây cho trái và lấy nước để nấu thành món đường thốt nốt nổi tiếng chỉ có ở miền Tây. Thông thường, thốt nốt được người dân Khmer trồng ở các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường.

Thợ leo thốt nốt rất giỏi trèo cây cao mười mấy, hai mươi mét hoặc chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất.

Quy trình lấy nước thốt nốt cũng lắm điều lạ, khi thốt nốt trổ buồng, thợ cầm con dao bén, leo cắt bỏ buồng. Từ chỗ cắt (cuống), nước trong cây chảy vào hũ nhựa mà người thợ đã đặt sẵn.

Trước đây, dụng cụ để lấy nước đường thốt nốt đa phần được làm bằng ống tre gai, ngày nay được thay thế bằng các loại bình nhựa.

Nước thốt nốt sẽ nấu sôi từ 20-30 phút.

Bên cạnh cây thốt nốt đực cho đường, cây cái cho trái lấy cơm, ăn tươi cũng đem lại thu nhập cao cho nông dân.

An Giang là nơi duy nhất ở miền Tây sản xuất loại đường đặc sản Thốt Nốt.

Trung Kiên (theo Dân trí)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/doc-dao-nghe-an-com-duoi-dat-lam-viec-tren-troi-129961/