Dỡ đập – giải pháp hồi sinh những dòng sông

ThienNhien.Net – Trong khi các nước đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ, Lào… đua nhau xây dựng các công trình thủy điện dọc các con sông thì tại Mỹ, chỉ tính trong 20 năm trở lại đây đã có gần 850 đập thủy điện bị dỡ bỏ.

ThienNhien.Net – Trong khi các nước đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ, Lào… đua nhau xây dựng các công trình thủy điện dọc các con sông thì tại Mỹ, chỉ tính trong 20 năm trở lại đây đã có gần 850 đập thủy điện bị dỡ bỏ .

Ông Bob Irvin – Chủ tịch một tổ chức bảo tồn sông ngòi – cho biết: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của thời kì xây đập và bước đầu trong tiến trình tái tạo lại nguồn nước sông”.

Theo tờ New York Times, xây dựng những con đập lớn bị coi là “sai lầm trong thời kì công nghiệp hóa” do các công trình đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của khu vực mà còn là gánh nặng ngân sách quốc gia.

Con đập lâu năm trên sông Elwha có tuổi thọ 98 năm đã bị dỡ bỏ vào tháng 9/2011.

Sông Elwha tại Công viên Quốc gia Olympic (Washington) là một trong các con sông lớn của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc xây đập. Sông đóng vai trò là hành lang cho cá di cư. Khi các đập xuất hiện trên sông Elwha, số lượng cá hồi bơi về đây để đẻ trứng hàng năm giảm từ 400.000 con xuống còn 3.000. Sau khi quyết định dỡ bỏ đập có hiệu lực từ 19/9/2011 và kéo dài trong 6 tháng, từ năm 2012, môi trường tự nhiên bao gồm sinh vật thủy sản và thực vật ven bờ sinh sôi trở lại. Lượng cá hồi quay trở về đẻ trứng tăng dần, môi trường nước cũng xuất hiện thêm nhiều sinh vật thủy sản mới như cua, lươn cát. Trong khi đó, trên cạn, các loài thú cũng dần thích nghi với môi trường mới. Điển hình như tại khu vực bể chứa nước phía sau đập Elwha, cây cối mọc um tùm, thu hút chim chóc, hươu nai.

Trên thực tế, mọi con đập đều ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống xung quanh, nhưng những tác động đó thường bị “bỏ lơ” trước những mục đích “cao cả” ban đầu như làm thủy điện, thủy lợi, điều hòa lũ và chứa nước. Tuy nhiên khi hậu quả lấn át lợi ích, người ta buộc phải tính đến dự án dỡ đập.

Vỡ đập cũng là một trong những nguy cơ khiến người ta buộc phải quyết định dỡ đập. Hoạt động địa chấn thay đổi hàng năm, công tác bảo trì bị sao nhãng, các hạng mục bị thời gian gặm nhấm. Tất cả đã ảnh hưởng tới sự toàn vẹn về cấu trúc của con đập khiến các công trình xây dựng từ lâu đời có nguy cơ bị sụp đổ. Trên toàn thế giới, trong năm 1996 có đến 5.000 con đập lớn vượt quá mốc tuổi đời 50. Tác hại của việc vỡ đập không ai có thể lường trước. Vào 5/10/2015, hơn chục con đập lớn nhỏ tại bang Nam Carolina bị vỡ cùng một lúc, gây ra thảm họa lũ lụt gây thiệt hại tài sản lên tới 12 tỷ USD, gần 20 người thiệt mạng và hơn 800 người phải sơ tán. Nguyên nhân của thảm họa trên là do mưa lớn dài ngày, khiến mực nước tăng mạnh, tạo ra sức ép làm vỡ các con đập vốn dĩ xập xệ do xây dựng lâu năm.

Cuối cùng, khó khăn kinh tế cũng là nguyên nhân thuyết phục. Các hạng mục trong công trình thủy điện cần nhiều chi phí để bảo trì, nâng cấp, sửa chữa. Ông David Wegner đang làm việc tại Viện Glen Canyon ước tính chi phí bảo dưỡng cho con đập Glen Canyon (phía bắc Arizona, Mỹ) hàng năm dao động từ 5 đến 7 triệu USD, không kể đến phí bảo trì máy phát điện.

Nguồn:

Hồng Hạnh/Tin Tức

Các bài cùng chủ đề:

Phó Thủ tướng chỉ đạo giải pháp “hồi sinh” sông trên địa bàn Hà Nội

Sạt lở bờ sông, đê biển ĐBSCL: Cần những giải pháp căn cơ

Dòng sông Thị Vải đã hồi sinh sau những nhọc nhằn

Đảo sinh học – giải pháp giảm ô nhiễm sông hồ

“Phục sinh” những dòng sông

Vùng đất ngập nước đầm Ô Loan: Cần những giải pháp khai thác bền vững

Tìm giải pháp “cứu” hệ thống sông Đồng Nai

Giải pháp xây dựng thương hiệu đa dạng sinh học biển Việt Nam

Thực trạng và giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

Thực hiện ngay giải pháp bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy

Những dòng sông chết…

Bàn giải pháp quản lý bền vững lưu vực sông Mekong

Nguồn Thiên Nhiên: http://www.thiennhien.net/2016/05/24/dap-giai-phap-hoi-sinh-nhung-dong-song/