Điều ít ai biết về 'pháo đài bay' B-52 của Mỹ

Không đơn thuần chỉ là một mẫu vũ khí, máy bay ném bom chiến lược B-52 còn là biểu tượng cho sức mạnh của Không quân Mỹ.

Ra đời từ năm 1952, trải qua nhiều cuộc chiến tranh nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam, B-52 đã rút ra kinh nghiệm để tác chiến hiệu quả, cho tới nay B-52 vẫn là loại máy bay ném bom rải thảm hiệu quả nhất của Mỹ. không lực Mỹ dự định sẽ duy trì hoạt động của loại máy bay này tới năm 2040.

B-52 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 11.1952, như vậy loại máy bay này đã cất cánh được 65 năm, tính cho tới thời điểm hiện tại nó là loại máy bay chiến đấu hoạt động lâu nhất trong không lực Mỹ. Hình ảnh của chiếc máy bay B-52 phiên bản đầu tiên khác xa với hiện nay, đặc biệt là phần buồng lái.

Được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh lạnh, tuy nhiên sau đó chúng chỉ mang vũ khí thông thường.

Việc chế tạo ra chiếc B-52 đánh dấu nhiều bước nhảy vọt về công nghệ. Các kỹ sư hàng không đã trải qua 6 bản thiết kế trong suốt 5 năm ròng rã. Trong hình là chiếc YB-52 một trong 6 thiết kế của B-52.

Một chiếc B-52 được sử dụng để mang thiết bị phóng X-15. Vụ phóng diễn ra trên bầu trời Bắc Mỹ, chiếc X-15 đã đạt kỷ lục về tốc độ khi bay tới vận tốc Mach 6,7.

Tổng cộng có tới 744 chiếc B-52 được chế tạo, nhưng hiện nay chỉ còn lại 85 chiếc còn hoạt động, trong đó có 9 chiếc đang dự bị.

Khối lượng bom đạn của chiếc B-52 mang theo lên tới gần 30 tấn, tức tương đượng với 30 chiếc máy bay Cessna 172.

Chiếc máy bay B-52 mới nhất cũng là chiếc được xuất xưởng vào năm 1962, có nghĩa là pháo đài bay B-52 trẻ nhất cũng đã 55 tuổi. Nhiều phi công B-52 hiện nay có số tuổi còn thua cả chiếc B-52 trẻ nhất.

B-52 cũng là chiếc máy bay có thiết kế hệ thống cửa thoát hiểm độc đáo, trong đó có 2 cửa phía trên và một cửa phía dưới dành cho phi công nhảy dù khi gặp nguy hiểm.

Với những hiệu quả B-52 đạt được, không quân Mỹ dự tính sẽ tiếp tục cho những chiếc B-52 hoạt động tới năm 2040 tức là B-52 sẽ có gần 100 năm phục vụ.

Để kiểm tra sự hoạt động ổn định của phi cơ, B-52 đã thực hiện chuyến bay qua vùng nhiễu loạn không khí vào năm 1964, tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là sức mạnh của gió đã xé bay cánh đuôi đứng, nhưng máy bay vẫn hạ cánh an toàn.

Hình ảnh khoang điều khiển radar của B-52, khoang này được thiết kế ở tầng dưới của buồng lái.

Để đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước SALT II, các máy bay có khả năng phóng tên lửa phải được nhận dạng bởi các vệ tinh gián điệp. Vì thế các máy bay này phải sửa đổi một chút ở dưới lớp lót cánh để các vệ tinh dễ nhận dạng.

Thiết kế đầu tiên của buồng lái B-52 bị lỗi về nhiệt độ, trong khi tầng trên phi công chịu nắng nóng, còn tầng dưới phi công lại chịu nhiệt độ lạnh.

Năm 1961, một chiếc B-52G đã gặp nạn trên không khiến hai quả bom hạt nhân bị rơi xuống vùng Goldsboro, NC, rất may chúng không phát nổ. Hiện không lực Mỹ vẫn đang tìm kiếm 1 quả bom này.

Những phiên bản B-52 trước đây được trang bị hệ thống súng máy hoặc pháo 20mm. Năm 1972 xạ thủ Albert-Moore B-52 bắn hạ một chiếc MiG-21 trên bầu trời Việt Nam.

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, 365 chiếc B-52 đã bị phá hủy theo hiệp ước START. Hình ảnh những chiếc B-52 bị xẻ thịt.

Trong chiến dịch Bão táp sa mạc, B-52 đã ném tổng cộng 40% tổng số bom đạn từ cuộc chiến này.

Hiện tại, mỗi giờ bay của B-52 tốn 70.000 USD. Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng tính hiệu quả của các cuộc tấn công do B-52 đem lại vẫn kinh tế hơn nhiều so với việc dùng máy bay ném bom B-1B hoặc B-2.

Theo PV (ANTĐ)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/dieu-it-ai-biet-ve-phao-dai-bay-b-52-cua-my-794235.html