Địa phương lý giải cách đặt tên phường, xã sau sáp nhập

Danh xưng của những ngôi làng tồn tại qua nhiều thế kỷ, gắn liền với lịch sử, văn hóa và bản sắc của một vùng quê, luôn là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Danh xưng ấy luôn nhắc nhớ về nguồn cội, về những đau đáu và hoài vọng trong mỗi người con của làng dù họ có phiêu bạt ở muôn nơi. Trước những phản hồi quanh câu chuyện đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập, nhiều địa phương mới đây đã có lý giải về vấn đề này.

Liên quan việc dự kiến đặt tên xã mới là Đôi Hậu, sau khi sáp nhập Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, phản hồi với báo chí, lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, tỉnh Nghệ An không chấp thuận tờ trình của huyện về việc điều chỉnh tên xã mới sau sắp xếp đơn vị hành chính. Địa phương này khẳng định, những ý kiến đóng góp, phản biện từ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân sẽ là một “kênh” quan trọng, làm cơ sở để huyện Quỳnh Lưu tiếp tục xem xét, cân nhắc, lựa chọn đặt tên cho đơn vị mới.

Tại Hà Nội, đến nay, 20 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều địa phương có làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi cũng bị mất tên gọi do không đáp ứng tiêu chí "yếu tố đặc thù" hoặc trước đây chỉ là cấp thôn.

Theo chuyên gia, đặt tên làng xã sau sáp nhập là bài toán khó. Vấn đề này cần các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trách nhiệm, thẳng thắn đặt lên “bàn cân” để tìm giải pháp hài hòa. Đặc biệt cần chú trọng nhiều hơn việc lắng nghe tiếng nói của cử tri, nhân dân.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Hà Giang - Công Kiên

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/dia-phuong-ly-giai-cach-dat-ten-phuong-xa-sau-sap-nhap-219166.htm