Đẹp mê hồn những sinh vật có khả năng phát sáng dưới biển

Đom đóm có thể phát sáng là điều mà ai cũng biết, nhưng bạch tuộc, ốc hay sứa biển cũng tự phát sáng được thì quả là kỳ lạ!

Ốc Clusterwink. Ốc Clusterwink phát ra ánh sáng màu xanh khi bị quấy rầy bởi tác động bên ngoài. Laofi sinh vật biển này có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng. Loài ốc này được tìm thấy ở Australia.

Đom đóm biển. Đom đóm biển hay còn được gọi là tôm biển phát quang có kích thước tý hon, chỉ dài ba milimet, thuộc lớp giáp xác với lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt. Theo một nghiên cứu khoa học, đom đóm biển phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy.

Sứa biển Atolla. Sứa biển Atolla khi bị tấn công sẽ ngay lập tức phát sáng rực rỡ. Ánh sáng mà nó phát ra có thể chiếu sáng xa tới 91,44m. Khi đó, các loài to lớn hơn sẽ bị thu hút bởi ánh sáng này và phóng ngay đến. Bấy giờ kẻ đi săn lại trở thành con mồi và sứa sẽ tranh thủ cơ hội này thoát thân.

Bạch tuộc dừa. Bạch tuộc dừa có thể phát ra ánh sáng từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi. Đặc biệt hơn cả, nó có thể biến đổi, điều khiển được việc phát sáng của các xúc tu này như phát sáng hoàn toàn, sáng nhấp nháy hoặc không phát sáng.

Mực Abraliopsis. Mực Abraliopsis có các cơ quan phát quang ở bên dưới cơ thể và liên tục phát sáng. Điều này khiến cho các loài săn mồi ở bên dưới chúng không thể phát hiện ra.

Hà Nguyễn (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/dep-me-hon-nhung-sinh-vat-co-kha-nang-phat-sang-duoi-bien-761624.html