Để ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô Hà Nội phát triển bề vững

Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Vì thế cần phải có những định hướng, cơ chế chỉnh sách, giải pháp đúng và đủ mạnh để phát triển theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.

 Để ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô Hà Nội phát triển bề vững. Ảnh: Thùy Linh

Để ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô Hà Nội phát triển bề vững. Ảnh: Thùy Linh

Vai trò của công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho rằng: Phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp hỗ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng thể hiện qua việc cung ứng vật liệu, linh kiện phụ tùng, các bán thành phẩm ngay trong nội địa bảo đảm tính chủ động cho ngành công nghiệp, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội và cả nước hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực, quá trình này đòi hỏi cần phải có những định hướng, cơ chế chỉnh sách, giải pháp đúng và đủ mạnh để phát triển theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP Hà Nội đã được Sở Công Thương Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Thành phố hỗ trợ từ phát triển thương hiệu đến ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công trong và ngoài nước… Có nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất. Như doanh nghiệp: TOMECO, PMTT Group, HIKARI P&T, INDEMA, ốc vít Brother, Trí Cường, cơ khí Hà Nội CNC… thực hiện có hiệu quả các đơn hàng cung ứng sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tìm cơ hội kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh.

Ônv Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng: Ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam đang rất kém, tài nguyên khoáng sản có nhưng chỉ xuất thô, chứ không phát triển ngành công nghiệp luyện kim để làm ra thép hợp kim.

Còn ông Noboru Kinoshita - Cố vấn quốc tế (Tổ chức xúc tiến công nghiệp tỉnh Aichi, Nhật Bản) chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Hằng năm số doanh nghiệp cần tư vấn liên quan đến đầu tư vào Việt Nam gửi đến Tổ chức xúc tiến công nghiệp tỉnh Aichi, Nhật Bản tăng dần, chủ yếu vào các lĩnh vực sửa chữa máy tính, bảo trì mạng và áp dụng dịch vụ IT sản xuất …

Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam các doanh nghiệp Nhật Bản còn nhiều băn khoăn trong hệ thống thuế và thuế vụ, hệ thống pháp luật như ưu đãi với FDI chưa có các quy định cụ thể… Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh, nguồn nguyên vật liệu và linh kiện tại Việt Nam còn thiếu…

Nhưng từ khi Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội được tổ chức (từ năm 2017 đến nay), đã góp phần giúp các ngành sản xuất công ty Việt Nam với các công ty Nhật Bản và các quốc gia khác tìm hiểu, giao lưu, ký kết. Từ đó, các doanh nghiệp nắm bắt các ưu, nhược điểm của ngành sản xuất Việt Nam để, kết với cho doanh nghiệp Nhật Bản cùng phát triển.

Bà Trần Thu Trang - Chủ tịch Công ty Hanel PT chia sẻ, kinh nghiệm thành công tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn chính là việc công ty đã đặt ra các chính sách về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quản lý, giám sát cũng như về con người. Uy tín và thương hiệu của mỗi cá nhân trong công ty được khẳng định bằng việc bảo đảm chất lượng công việc mình lam. Làm ra các sản phẩm thỏa mãn khách hàng, không ngừng cải tiến để cung cấp những sản phẩm tốt nhât với giá thành hợp lý.

Đồng thời, có thêm kinh nghiệm, ứng dụng thực tiễn vào sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ, phát huy năng lực, thể mạnh để kết nối tham gia chuỗi liên kết - cung ứng trong vùng kinh tế Thủ đô, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI trong nước và quốc tế...

Ngô Sơn

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/de-nganh-cong-nghiep-ho-tro-thu-do-ha-noi-phat-trien-be-vung-349538.html