Đáp án và lời giải đề thi minh họa THPT quốc gia 2017

Ngay sau khi công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017, Bộ GD & ĐT đã bắt đầu công bố đáp án.

Hướng dẫn làm bài thi đề thi minh họa THPT quốc gia 2017

MÔN: NGỮ VĂN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Phương thức nghị luận.

Câu 2: Câu nói: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.” thể hiện nội dung:

- “Cắm cờ”: là một hành động thể hiện việc đã ghi được một thành tích, thể hiện sức mạnh, chủ quyền.

- “Bầu không khí”, “quang cảnh xung quanh”: là thành quả có được sau một hành trình gian khổ, nỗ lực, cố gắng phấn đấu.

=> Ý nghĩa của câu nói: Không nên quan niệm phấn đấu để đạt được thành tích mà cần chú ý đến những trải nghiệm. Học sinh không chỉ chú ý đến những kiến thức trong sách vở, mà còn là những trải nghiệm cuộc sống, những thất bại và những lần va vấp. Những trải nghiệm và thất bại đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai.

- Mục tiêu thật sự của giáo dục không phải là thành tích, là sự “cắm cờ” mà sự hiểu biết, kĩ năng trải nghiệm mới là điều quan trọng.

Câu 3: Tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả” là vì:

- Các em học sinh đều sống trong sự bao bọc cẩn thận, chiều chuộng, nâng niu mỗi ngày. Người lớn luôn chăm sóc các em cẩn thận, chu đáo. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em luôn được nghe những lời dỗ ngon ngọt, được người lớn khen ngợi. Việc học tập của các em cũng giống như bao bạn học sinh khác, những thành tích mà các em đạt được cũng có nhiều bạn khác làm được nên các em không có gì đặc biệt, khác biệt.

- Khi các em nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt” cũng là lúc các em hiểu được vị trí của mình trong xã hội, mình là ai, các em sẽ nhận ra rằng thế giới ngoài kia rộng lớn và kì vĩ vô cùng. Vì vậy các em nên tự trau dồi vốn sống, những kĩ năng, những trải nghiệm, tìm tòi và khám phá về thế giới và cuộc sống xung quanh, luôn khao khát, ước mơ và đề ra mục tiêu phấn đấu. Chính điều đó mới làm nên sự khác biệt ở bản thân mỗi người.

Câu 4: Thông điệp của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị.

- Học sinh tự chọn cho mình một thông điệp mà bản thân cho là có ý nghĩa nhất. Sau đó, giải thích vì sao chọn thông điệp đó.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

- Hình thức của một đoạn văn có đầy đủ: câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn đoạn)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

“Leo lên đỉnh núi cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Từ việc giải thích “leo lên đỉnh núi cao”; “nhìn ngắm thế giới”; “không phải để thế giới nhận ra các em”, học sinh nêu khái quát nội dung ý kiến.

“Leo lên đỉnh núi cao” :

+ Nghĩa đen: là quá trình chinh phục những khó khăn, trở ngại trên đường đi để lên đến đỉnh núi, chiếm lĩnh điểm cao nhất của ngọn núi.

+ Nghĩa bóng: Là quá trình vượt qua những khó khăn, trở ngại về vật chất và tinh thần để đạt tới thành công, đích đến cuối cùng của cuộc hành trình, kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài.

“Nhìn ngắm thế giới”:

+ Nghĩa đen: Đứng từ đỉnh núi nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, quan sát toàn cảnh.

+ Nghĩa bóng: Là cách em nhìn ngắm lại hành trình đã đi qua, những thất bại và những lần vấp ngã của bản thân và của những người cùng chung hành trình với mình để từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm cho những hành trình tiếp theo.

“Thế giới nhận ra các em”: Là những thành tích của các em được mọi người ghi nhận.

“Không phải để thế giới nhận ra các em”: Là lời khuyên các em không nên đề ra mục tiêu phấn đấu là cố gắng, nỗ lực đạt được những thành tích, những thành công để nghe người khác ca tụng, thán phục, để mọi người ghi nhớ, nể phục thành tích mà các em đạt được.

Ý nghĩa của câu nói: Tuổi trẻ cần sống và cảm nhận rõ ràng điều mình đang làm, tận hưởng cái giây phút của thực tại, chứ không phải là quan tâm người khác đang nhìn bản thân chúng ta như thế nào.

* Bàn luận:

- Leo lên đỉnh núi cao: là mục tiêu, định hướng phấn đấu của mỗi người. Ở đó thể hiện những khát vọng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ. Điều đó cũng là cách để thể hiện bản thân, thể hiện bản lĩnh của mỗi người.

- Khi leo lên đến đỉnh núi, mỗi chúng ta không nên tự cho rằng mình là người duy nhất làm được điều đó hay bản thân mình đã làm được điều mà người khác không thể thực hiện. Từ đó ta có tâm lý tự cao, tự đại, cho rằng là mình hơn người khác, mình đã làm được điều đặc biệt, mình là “trung tâm” của vũ trụ. Quan niệm đó là sai lầm. Đó chính là lí do khiến chúng ta tự đánh mất mình.

- Ngược lại: Khi chúng ta đạt đến đỉnh vinh quang, đạt được những thành công chúng ta nên ngắm nhìn lại những nỗ lực, những trải nghiệm mà mình đã trải qua, những thất bại và những lần vấp ngã, chúng ta không nên “ngủ quên trên chiến thắng”. Chúng ta cần phải biết nhìn nhận lại hành trình đã đi qua, cách mà chúng ta “đứng dậy” sau những thất bại, vấp ngã để rút cho mình những bài học kinh nghiệm. Chúng ta cần biết cách chinh phục nhiều “ngọn núi” trong cuộc đời mỗi người.

- Leo lên đỉnh núi cao không phải để “thế giới nhận ra các em” là vì: Cuộc sống là muôn màu, muôn vẻ, nếu coi việc ghi được những thành tích cao để người đời ca tụng là thể hiện lối sống bằng lòng thỏa mãn với những gì mình đang có mà không còn ý thức vươn lên nữa.

=>Bài học nhận thức và hành động:

- Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.

- Làm thế nào để chinh phục những “đỉnh núi”

+ Trang bị những kiến thức rèn luyện sức khỏe, phương pháp chinh phục những kĩ năng, kiến thức.

+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm và thói quen tốt mỗi ngày của bản thân.

* Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (5,0 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

- Khẳng định thành công nổi bật của tác phẩm là ở việc xây dựng vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến là một trong thành công đặc sắc của bài thơ Tây Tiến.

2. Thân bài

- Giới thiệu qua về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh), đoàn binh Tây Tiến thành lập đầu năm 1947, chủ yếu là thanh niên Hà thành

a. Vài nét chung về người lính Tây Tiến.

- Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là thanh niên Hà Nội. Họ đã xếp bút nghiên lại, rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

- Nêu phạm vi hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị Tây Tiến

b. Giải thích vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến

+ Vẻ đẹp hào hùng: Người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước: các tráng sĩ thuở trước (Tống biệt hành của Thâm Tâm…) ra đi với tinh thần nhất khứ bất phục phản (một đi không trở lại): với tinh thần vì nghĩa lớn.

c. Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.

- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, thử thách.

+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.

- Sự hi sinh mất mát của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà trái lại đầy hào hùng: Rải rác biên cương … chẳng tiếc đời xanh

=> Phân tích tác dụng của một loạt từ Hán Việt => làm giảm sự bi lụy

- Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu luôn sẵn sàng lên đường đi kháng chiến. Người lính mặc dù chiến đấu gian khổ, cái chết cận kề nhưng không làm họ khuất phục, họ vẫn thể hiện tinh thần, ý chí nghị lực, quyết xả thân vì đất nước, cho dù phải hi sinh tuổi thanh xuân “chiến…xanh” => tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

- “Áo bào….độc hành”: sự hi sinh thầm lặng, vẻ đẹp bi tráng

=> Cách nói giảm, nói tránh làm giảm sự mất mát đau thương. Dòng sông Mã như tấu lên khúc nhạc hùng tráng để tiễn các anh về với đất mẹ.

=> Giọng điệu thơ hào sảng => cảm hứng hùng tráng

d. Đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả vẻ đẹp hình tượng người lính

- Bút pháp tả thực, kết hợp hài hòa với bút pháp lãng mạn

- Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt

- Cách nói giảm, nói tránh

- Giọng điệu hào hùng, bi tráng

C. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến.

MÔN TOÁN

MÔN VẬT LÍ

MÔN HÓA HỌC

MÔN SINH HỌC

MÔN LỊCH SỬ

MÔN ĐỊA LÝ

GIÁO DỤC CÔNG DÂN

PV

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/giao-duc/dap-an-va-loi-giai-de-thi-minh-hoa-thpt-quoc-gia-2017-1059288.tpo