Đằng sau phố kim cương lớn nhất London đang dần mai một

Hatton Garden là trung tâm kim cương lớn nhất của London từ thời trung cổ. Nhưng lợi nhuận giảm và kinh doanh online phát triển khiến các giá trị lịch sử tại đây dần bị mai một.

Trong nhiều thế kỷ, Hatton Garden là một trong những trung tâm kinh doanh kim cương lớn nhất thế giới. Hatton Garden là trung tâm kim cương lớn nhất của London từ thời trung cổ.

Hatton nằm ở vị trí đắc đạo ở trung tâm London.

Các công ty tại Hatton Garden bán buôn và bán lẻ kim cương, trang sức. Đây từng là nơi đặt trụ sở toàn cầu của hãng kim hoàn nổi tiếng De Beers, cung cấp 90% kim cương thô toàn cầu từ năm 1980.

Tuy nhiên, theo hãng trang sức kỳ cựu tại phố Hatton Garden P & A Polishers

, cả khu phố và di sản của nó đang bị mai một.

Bất động sản bùng nổ khiến giá nhà đất tại London tăng vọt, khu phố Hatton Garden không phải ngoại lệ. Các hãng kim hòa tại đây phải đối mặt với việc lợi nhuận giảm và phải cố gắng cầm cự. Trong hình là bàn tay của một thợ kim hoàn của P & A Polishers do đánh bóng kim cương bằng tay trong thời gian dài.

Các thợ kim hoàn tại đây vẫn đánh bóng kim cương bằng tay và sử dụng các kỹ thuật học được trong nhiều năm thực hành.

Một người mới vào nghề phải mất khoảng một năm để được tin tưởng giao cho đánh bóng kim cương thật.

Khu phố kim cương ngày nào giờ đây đang dần mất đi, khi các khu chung cư và văn phòng cao cấp mọc lên như nấm. "Hatton Garden nên được coi là một di sản và bảo tồn cẩn thận", một thợ kim hoàn chia sẻ.

Văn phòng của P & A Polishers bị choáng ngợp bởi tòa nhà văn phòng lớn của công ty quảng cáo Grey.

Văn phòng của các công ty tại đây từng vô cùng tấp nập. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. "Tôi không hiểu sao các cửa hàng tại đây vẫn còn tồn tại", một nhà buôn nói.

Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của các tiệm kim hoàn ở đây giảm là việc kim cương, trang sức được đem bán trực tuyến. Khách hàng có thể kiểm tra và so sánh giá, nhanh chóng tìm được thứ họ thích mà không cần phải tới các cửa hàng ở Hatton Garden.

Ngoài ra, những chứng chỉ chất lượng (như trong hình) đã giúp người mua hiểu rõ hơn về thứ họ mua, tập trung nhu cầu vào phân khúc cao cấp của thị trường.

"Sát thủ" của cửa hàng kim hoàn truyền thống là những website như www.77diamonds.com. Trang web này bán trang sức, đá quý rẻ hơn 2/3 so với cửa hàng truyền thống. Trong hình là nhà đồng sáng lập Tobias Kormind của 77diamonds. Công ty được thành lập vào năm 2005.

"Các hãng trang sức chi rất nhiều tiền vào marketing, nhưng đó chỉ là cái bề ngoài. Giá trị của một sản phẩm nằm ở chính viên kim cương, và đó là thứ khách hàng cần", Kormind nhận xét.

Sự đi xuống đang khiến Hatton Garden dần bị mai một các giá trị lịch sử. Chính những thợ thủ công ở đây khiến con phố trở nên độc đáo. Một trong những điều thú vị nhất là Robert Holt, người tị nạn từ thời Đức Quốc Xã. Ông tới London vào năm 1939 khi mới 16 tuổi.

Holt tổ chức các đào tạo thợ thủ công tại tầng hầm cửa hàng Holt's Jewellery của mình.

Những món trang sức tại các tiệm kim hoàn ở Hatton Garden có thể được đóng hộp và bán trên mạng nhưng những giai thoại và giá trị lịch sử của khu phố có nguy cơ biến mất mãi mãi.

Hoài Thu

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/dang-sau-pho-kim-cuong-lon-nhat-london-dang-dan-mai-mot-post688274.html