Đăk Lăk: Cần xử lý những sai phạm trước lúc xây mới chợ Ea Pal

Nhiều tháng nay, các hộ tiểu thương buôn bán tại khu chợ lồng Ea Pal "mất ăn, mất ngủ" vì lo sợ UBND xã Ea Pal (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) sẽ phá bỏ chợ cũ để xây lại mới.

Theo đơn kiến nghị của nhiều hộ tiểu thương gửi đến các cơ quan có thẩm quyền huyện Ea Kar với nội dung: Sau khi “lừa” bán được kiốt cho chị Thảo; ngày 26/8/2016, ông Nguyễn Cảnh Toán Chủ tịch UBND xã mời các hộ tiểu thương buôn bán tại chợ lên họp để triển khai dự án xây dựng lại chợ Ea Pal, theo mô hình nông thôn mới.

Trong cuộc họp, ông Toán thông báo những nguyên nhân cần thiết để xây dựng lại chợ: Qua quá trình sử dụng chợ đã xuống cấp, chưa đáp ứng đủ sức mua và chưa đảm bảo một chợ theo mô hình nông thôn mới; dự kiến đầu năm 2017 xã sẽ cho san ủi mặt bằng để tiến hành xây dựng theo thiết kế của chủ thầu.

Qua ý kiến của ông Chủ tịch phát biểu tại cuộc họp thì sau khi xây dựng lại chợ mới, mọi quyền lợi của bà con không còn nữa và không được bồi thường một khoản gì. Điều này làm cho bà con bức xúc, đã viết đơn gửi lên các cấp có thẩm quyền huyện Ea Kar và các cơ quan báo chí để được xem xét.

Chợ Ea Pal.

Cũng theo đơn của bà con, ông Nguyễn Cảnh Toán trước khi lên chức Chủ tịch xã là kế toán trưởng, mọi việc lớn nhỏ trong xã ông đều nắm rõ. Là một kế toán ngân sách của xã Ea Pal, việc nộp tiền trúng đấu thầu các lô đất trong chợ ông Toán đều biết hết.

Do lơi lỏng quản lý nên ông Toán mới “tự tung, tự tác”. Năm 2002 UBND xã Ea Pal tổ chức đấu thầu chợ; Hội đồng đấu thầu không thông báo thời hạn sử dụng là 15 năm. Sau khi đấu thầu các ki ốt, những hộ trúng đầu thầu phải nộp 50%, số còn lại nộp 2 lần. Nộp xong nghĩa vụ tài chính thì UBND xã mới ký hợp đồng cho các hộ. Tuy có Hợp đồng ban hành nhưng hợp đồng “không giống ai”, không đúng với văn bản quy định theo mẫu của Nhà nước ban hành.

Tổng số lô trong chợ lồng là 36; trong đó cấp cho Nông trường 714: Bảy lô không phải đầu thầu cũng không phải nộp tiền. Còn lại 29 lô, năm 2002 đấu thầu được 19 lô còn 10 lô không có ai đấu thầu. Như vậy; số lô trong chợ lồng đã có chủ 26/36 lô. Điểu đáng nói ở đây là, kể từ đó đến nay UBND xã chưa lập xong thủ tục hợp đồng cho các chủ lô thì cơ sở pháp lý nào quy định thời hạn 15 năm hết hạn.

Trong việc điều hành, quản lý chợ theo các văn bản quy định của cấp có thẩm quyền về việc cho thuê đất, hoặc chuyển từ giao đất cho thuê đất, gia hạn cho thuê đất…. ông Toán đã làm hết sức “tùy tiện”: Không thông báo Quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền; không có Hợp đồng thuê đất; địa chỉ thửa đất thuê; mục đích sử dụng; thời điểm được thuê đất (theo ngày ghi trên Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ngày được bàn giao sử dụng: (áp dụng trong trường hợp ngày ghi trên Quyết định thuê đất, ngày được bàn giao sử dụng). Diện tích đất, phải nộp tiền thuê (m 2 ). Đất dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Các khoản tiền được giảm trừ tiền thuê đất (nếu có): Đất xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng để cho thuê. Số tiền thực tế bồi thường, hỗ trợ về đất: Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất (lý do được miễn, giảm). Hồ sơ, chứng từ kèm theo chứng minh thuộc đối tượng được trừ hoặc miễn, giảm tiền thuê đất (nếu bản sao thì phải có công chứng nhà nước). Khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp chợ phải thực hiện theo các quy định của Chính phủ; không thể tùy tiện.

Trong lúc đó UBND huyện chưa có chủ trương, phá bỏ chợ cũ để quy hoạch xây lại chợ mới mà Chủ tịch Nguyễn Cảnh Toán “tung tin thất thiệt” làm ảnh hưởng đến an ninh – Nông thôn, làm cho các tiểu thương lo lắng dẫn đến có những hành vi sai phạm. Không ít bà con và một số cán bộ trong xã phản đối; không đồng tình với cách giải quyết theo kiểu “độc đoán”, “không giống ai” của ông Chủ tịch Toán.

Theo Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

1. “Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch thương mại, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan. Quy hoạch phát triển chợ lập theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợvà được cơ quan có thẩm quyền theo quy định phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.”.

Điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi như sau:

“1. Chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng theo khoản 3 Điều 5 Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý hoạt động tại chợ theo quy định sau:

a) Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, khai thác quản lý chợ. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ hoạt động theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ;
c) Đối với các chợ ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, giao cho các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đủ điều kiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý.
Chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh,hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật và theo các quy định về kinh doanh khai thác và quản lý chợ tại Điều 9 Nghị địnhsố 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ."

Theo quy định của Chính phủ là vậy; Trong lúc chợ Ea Pal chưa có chủ trương phá bỏ để xây lại. Về các mặt quyết toán của khu chợ lồng, khu chợ trời chưa quyết toán xong mà đã tung tin sai sự thật.

Theo phản ánh của bà con, UBND xã Ea Pal muốn phá bỏ chợ cũ để xây lại mới phải thanh quyết toán các khoản thu chi ngân sách trong thời gian ông Toán làm kế toán ngân sách xã và đến nay Chủ tịch phải công khai các khoản thắc mắc của bà con chưa giải đáp được thể hiện: Tai khu chợ lồng có 36 lô, đã được xây dựng, nhưng thực chất mới có 16 hộ kinh doanh, còn lại bị lấn chiếm, không ai quản lý; có hộ mua một lô nhưng sử dụng đến 2-3 lô. Năm 2008-2009 UBND xã Ea Pal có tu sửa lại chợ; trong đó phải kể đến hệ thống nước thải , cổng chợ; tuy có làm nhưng không mang lại hiệu quả như: Cổng chợ tuy được xây dựng nhưng chưa mở lần nào? Hệ thống thoát nước trong chợ thấp hơn mặc cống nên không có tác dụng; đến mùa mưa nước vẫn chảy lai láng trên mặt đường gây ra ngập úng. Trách nhiệm này thuộc vể ai? Phải làm rõ!?

Còn một việc làm “tùy tiện” của ông Toán nữa là chợ xây dựng từ năm 2002 đến nay chưa có ban quản lý; mà chỉ cử ông Tuấn ra trông nom. Theo phản ánh của bà con: Ông Tuấn được UBND xã cử ra nói là quản lý, nhưng ông Tuấn muốn làm gì thì làm.

Do chợ không có người quản lý nên xảy ra tình trạng về mức thu các khoản không rõ ràng, không có chứng từ thu chi. Mặc ông Tuấn thu, nộp vào ngân sách xã bao nhiêu không có ai theo dõi để biết. Số tiền nộp vào ngân sách cho xã năm sau thấp hơn năm trước, do không có biên lai thu tiền. Dẫn đến việc thu chi không “minh bạch”. Thế số tiền ông Tuấn thu, hàng tháng không nộp vào cho xã; nó sẽ đi “về đâu”?

Về giết mổ heo xã có chỉ đạo phải mổ tập trung nhưng không có người quản lý; mà sáng ra cử một người đi lăn dấu thu 50.000 đồng/con. Nhưng thực tế không lăn dấu mà vẫn thu tiền. Tiền thu lệ phí xe; trong chợ tuy có đất nhưng không quy hoạch điểm trông xe mà cứ để ngoài đường trước cổng UBND xã làm mất tính thẩm mỹ và “phảm cảm".

Những việc làm của ông Chủ tịch xã nhiểu năm qua đã làm cho bà con bức xúc. Các khoản thu chi không “ rành mạch” làm theo kiểu “tùy tiện” dẫn đến có sự mâu thuẫn trong cơ quan cấp xã, các hộ tiểu thương hàng tháng phải đóng các khoản tiền nhưng tiền không nộp vào ngân sách xã. Thế tiền này “đi về đâu”?

Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ đối với các hộ tiểu thương đang kinh doanh buôn bán trong khu chợ lồng xã Ea Pal phải tuân thủ những quy định của Chính phủ ban hành tại Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:

“1. Chủ đầu tư xây dựng chợ mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; các quy định về tiêu chuẩn thiết kế các loại hình, cấp độ chợ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.”

h) Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên phạm vi toàn quốc;
i) Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể về phát triển, quản lý và khai thác chợ phù hợp với điều kiện của địa phương.”

Việc xây dựng, cải tạo, sữa chữa chơ; đã có các văn bản của Chình phủ ban hành cụ thể. Không thể làm theo “cảm tính", “tùy tiện” như hiện nay tại khu chợ lồng thuộc UBND xã Ea Pal quản lý. Theo một số bà con nhận định. Việc ông Toán Chủ tịch xã Ea Pal, muốn san ủi chợ cũ làm lại chợ mới là để “thoát tội”. Kể từ khi ông làm kế toán Ngân sách xã, nay là Chủ tịch có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng.

Tòa soạn kính đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại nguyện vọng của các hộ tiểu thương có quyền lợi để giải quyết đúng với quy định pháp luật. Nếu có hành vi, vi phạm pháp luật làm trái quy đinh làm thất thoát tiền của Nhà nước, ngân sách của địa phương thì cần phải xử lý theo quy định.

Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi để phản ánh những việc làm sai trái đang được các cấp có thẩm quyền xử lý, để thông tin tới bạn đọc trong những kỳ báo tới.

Nhóm PV / KD&PL

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/can-xu-ly-nhung-sai-pham-truoc-luc-xay-moi-nang-cap-cho-ea-pal-p43042.html