Cuộc sống đời thường của cha đẻ "Dế mèn phiêu lưu ký"

Nhà văn Tô Hoài (tác giả của "Dế mèn phiêu lưu ký") đã qua đời ở tuổi 95 và để lại cho đời một kho tàng tác phẩm phong phú.

Tên khai sinh của nhà văn Tô Hoài là Nguyễn Sen. Ông sinh ngày 27/9/1920 tại quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp. Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 cho tác tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O Chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vợ chồng A Phủ, Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ…

Theo thông tin từ gia đình nhà văn Tô Hoài, cây đại thụ của văn học Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở khu tập thể Nghĩa Tân (Hà Nội), sau thời gian dài chống chọi với nhiều căn bệnh khác nhau.

Với 94 năm cuộc đời, vào ngày 6/7, nhà văn Tô Hoài đã vừa bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình về cõi khác giống như chú Dế mèn trong tác phẩm nổi tiếng của ông.

Ông đã để lại một khối di sản khá đồ độ với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Hai tác phẩm cuối cùng của Tô Hoài: hồi ký Cát bụi chân ai và Ba người khác.

Thành Đạt

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/cuoc-song-doi-thuong-cua-cha-de-de-men-phieu-luu-ky-post136407.info