Cuộc chiến bằng UAV tự sát của Nga và Ukraine đi về đâu?

Trong những ngày gần đây, Quân đội Ukraine tăng cường sử dụng UAV tự sát tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, trong đó có cả thủ đô Moskva để trả đũa các đòn tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát của Nga.

Đây là tòa nhà ở Moscow, thủ đô của Nga bị UAV tự sát của Ukraine tấn công, được chụp vào ngày 1/8. Nguồn Tân Hoa xã

Một tòa nhà ở thủ đô Moskva đã bị tấn công hai lần

Tờ Tân Hoa Xã cho biết, trung tâm Moscow, thủ đô của nước Nga, đã hai lần bị máy bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công liên tiếp vào ngày 30/7 và 1/8. Một số địa điểm quan trọng ở Ukraine gần đây cũng trở thành mục tiêu UAV tự sát của Nga.

UAV của Ukraine thường xuyên quấy rối thủ đô Moscow những ngày gần đây, điều này cho thấy năng lực "tác chiến bằng UAV" của Ukraine đã được cải thiện và các cuộc tấn công lẫn nhau giữa hai bên có thể leo thang trong tương lai.

Dù thiệt hại do cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine gây ra không lớn nhưng áp lực lên hệ thống phòng không của Moscow là không hề nhỏ.

Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, vào sáng sớm ngày 30/7, ba chiếc UAV của phía Ukraine đã tấn công Moscow, một trong số đó đã bị hệ thống phòng không trên bầu trời Moscow bắn hạ; hai chiếc còn lại mất kiểm soát sau khi bị chế áp điện tử và hai chiếc đâm trúng tòa nhà cao tầng của Trung tâm Kinh doanh Quốc tế Moscow.

Lực lượng an ninh kiểm tra thiệt hại tại tòa nhà ở Moscow, Nga sau vụ tập kích sáng 1/8. Nguồn Reuters.

Phóng viên của Sputnik đã chứng kiến tại hiện trường vào trưa hôm đó, gần 1/3 bức tường kính bên ngoài tầng 10 của tòa nhà bị hư hại trong vụ nổ, một số khung cửa sổ bị biến dạng nghiêm trọng.

Mặt đất ngổn ngang vật liệu xây dựng, mảnh kính vỡ và tài liệu giấy bị sóng nổ hất tung ra khỏi cửa sổ. Khoảng 100 ô cửa kính trong tòa nhà bị hư hại. Bộ Phát triển Kỹ thuật số của Liên bang Nga nằm trong tòa nhà này.

Vào rạng sáng ngày 1/8, ba chiếc UAV khác tiếp tục tấn công Moscow, hai trong số chúng đã mất kiểm soát sau khi bị tác chiến điện tử; nhưng một chiếc tiếp tục đâm vào tòa nhà bị tấn công vào ngày 30/7, gây hư hại cho mặt kính bên ngoài.

Ukraine được cho là đang sử dụng máy bay không người lái tấn công tự sát mới có tên Beaver để tấn công mục tiêu tại thủ đô Moskva của Nga. Nguồn Topwar

Tòa nhà Trung tâm Kinh doanh Quốc tế Moscow bị UAV của Ukraine tấn công, chỉ cách Tòa nhà Chính phủ Liên bang Nga chưa đầy 3 km và Quảng trường Đỏ chưa đầy 6 km.

Nga cũng đã liên tục sử dụng UAV tự sát và tên lửa có độ chính xác cao để tấn công Ukraine. Tổng thống Ukraine Zelensky đã đăng trên mạng xã hội vào đêm muộn ngày 28/7 rằng, tòa nhà trụ sở của Cơ quan An ninh Quốc gia ở Dnepropetrovsk đã bị tên lửa Nga tấn công vào đêm hôm đó.

Ngày 30/7, Ukraine tuyên bố đã đánh chặn thành công 8 UAV tự sát Geran-2 của Nga ở khu vực Kherson và Dnepropetrovsk.

Cảnh sát Nga phong tỏa khu vực xung quanh một cao ốc bị hư hại sau vụ tấn công bằng UAV tự sát ở Moskva vào ngày 30/7/2023. Nguồn: AFP/Getty Images

Tại sao UAV tự sát của Ukraine có thể tấn công được lãnh thổ Nga?

Các nhà phân tích về cuộc xung đột Nga-Ukraine đều cho rằng, đằng sau những vụ tấn công bằng UAV thường xuyên nhằm vào Moscow là do năng lực sản xuất UAV của Ukraine được cải thiện. Đồng thời đường biên giới dài giữa Nga và Ukraine cũng tạo cơ hội cho UAV của Ukraine phát huy lợi thế.

Chuyên gia quân sự Nga Hoda Reynock cho rằng, Ukraine có thể sản xuất UAV hiệu suất thấp, đồng thời cũng có thể lấy thành phẩm hoặc phụ tùng từ phương Tây để lắp ráp thành những UAV có hiệu suất cao.

Với sự hỗ trợ của động cơ và hệ thống dẫn đường do phương Tây cung cấp, số lượng UAV sắp tới của Ukraine sẽ chỉ tăng lên và các thành phố ở Nga có thể tiếp tục bị tấn công.

Chuyên gia quân sự Ukraine và cựu phi công Svetan dự đoán rằng, các cuộc tấn công bằng UAV tự sát của Ukraine nhằm vào Moscow sẽ trở nên thường xuyên và lan rộng hơn trong tương lai.

Mặt tiền cao ốc ở Moskva bị hư hại trong vụ UAV tự sát tấn công hôm 30/7. Nguồn Getty Images

Nhà bình luận chính trị và quân sự Nga Klintsevich cho rằng, do đường biên giới giữa Nga và Ukraine dài nên việc thiết lập một tuyến phòng thủ liên hoàn là điều không dễ dàng.

Các chuyên gia Nga cho rằng, việc Ukraine sử dụng UAV tự sát để tấn công Moscow là một "động thái bất lực", bởi Ukraine hiện thiếu vũ khí tầm xa, có thể tấn công đất liền Nga.

Ông Rogozin, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Giao thông vận tải Nga, chỉ ra rằng mục đích cuộc tấn công bằng UAV tự sát của Ukraine không chỉ nhằm đe dọa và phá vỡ sự ổn định xã hội của Nga, mà còn buộc Nga phải rút thêm lực lượng phòng không và tác chiến điện tử từ chiến trường để tăng cường cho tuyến sau.

Một chiếc UAV tự sát của Ukraine bị bắn rơi ở ngoại ô Moscow. Nguồn Reuters

Tổn thất được hạn chế nhưng lực lượng phòng không Nga đang chịu áp lực

Kể từ mùa thu và mùa đông năm ngoái, UAV tự sát của Ukraine thường xuyên quấy rối Moscow và các khu vực lân cận. Đầu tháng 5 năm nay, Điện Kremlin bị UAV tự sát tấn công; ngày 30/5, nhiều UAV tự sát tấn công một số tòa nhà dân cư ở phía tây nam Moscow, nhưng không ai bị thương nặng.

Thiệt hại do cuộc tấn công bằng UAV tự sát gây ra là hạn chế, nhưng hệ thống phòng không của Moscow phải chịu áp lực cực lớn. Từ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến các quan chức quân sự cấp cao, họ đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện khả năng phòng không.

Tổng thống Putin cho biết tại một hội nghị quân sự vào tháng 6 rằng, các hệ thống phòng không truyền thống với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và máy bay lớn, khiến những chiếc UAV nhỏ khó bị phát hiện.

Vào tháng 7, chính quyền thành phố Moscow đã công bố tài trợ để cải thiện hệ thống phòng không; nói rằng số tiền này sẽ được sử dụng để "cải tiến các phương tiện giám sát các mục tiêu tầm thấp, bao gồm cả UAV loại nhỏ".

Quân đội Nga bố trí hệ thống phòng không Pantsir-S trên nóc nhà Bộ Quốc phòng. Nguồn Topwar

Hiện tại, các doanh nghiệp quân sự Nga đang phát triển các hệ thống chống UAV bằng vũ khí laser và vi sóng, thiết bị xung điện tử di động và hệ thống chống UAV di động.

Ông Rogozin tin rằng, Nga cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề UAV bay đến các thành phố lớn của Nga; trong tương lai, có thể xây dựng một "mái vòm" phòng thủ, được bao phủ bởi các hệ thống phòng không không tiên tiến hơn trên bầu trời Moscow và Sankt-Peterburg.

Còn chuyên gia Hoda Reynock cho biết, việc cải tiến và nâng cấp hệ thống phòng không tích hợp không phải một sớm một chiều, cách chống lại UAV hiệu quả trước hết là hệ thống trinh sát và xử lý dữ liệu radar hiệu quả, quân đội Nga vẫn cần phải cải thiện rất nhiều về mặt này .

UAV trinh sát Tu-141 của Liên Xô, được Ukraine cải tiến lại thành UAV tự sát để tấn công vào lãnh thổ Nga. Nguồn CNN

Tiến Minh (theo Tân hoa xã)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-chien-bang-uav-tu-sat-cua-nga-va-ukraine-di-ve-dau-1886178.html