“Công xưởng thời trang Trung Quốc” sẽ về đâu?

Bản đồ sản xuất thế giới đang thay đổi nhanh chóng, đồng thời dấy lên câu hỏi về tương lai của “Công xưởng thế giới” - Trung Quốc. Các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như việc tăng chi phí sản xuất trong nước, sự cạnh tranh và suy thoái chung của nền kinh tế. Liệu Trung Quốc có thể giữ được vị thế cạnh tranh của mình hay không?

“Khi tôi đến đây năm 97, thậm chí không có một đường cao tốc nào từ Hồng Kông tới đồng bằng Châu Giang, vì thế chúng tôi đã mất nhiều thời gian để đến được nhà máy của chúng tôi ở tỉnh Quảng Đông kế bên. Tôi đã nghĩ, trời ạ, tại sao tôi lại quyết định ở đây? Nhưng sau đó, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển nhanh chóng” - theo Gerhard Flatz, Giám đốc quản lý người Australia của KTC, một nhà máy sản xuất thời trang thể thao cao cấp ở Trung Quốc.

Trước đó, KTC cũng như nhiều nhà máy sản xuất quần áo khác ở Trung Quốc hoạt động theo một cơ chế dị thường. Những thương hiệu thời trang như Adidas - một trong những khách hàng chính - sẽ thường xuyên gửi đơn đặt hàng với hàng triệu sản phẩm may mặc thông thường đến nhà máy KTC ở Hạc Sơn, một thành phố nhỏ ngoài tỉnh Quảng Đông. Những sản phẩm này sẽ được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền.

Được thành lập vào cuối những năm 1970 bởi Han Kremmel, với sự giúp đỡ của một người Trung Quốc tên là La Chí Tường, người khá thân thiết với giới chính trị gia, KTC đã tận dụng được làn sóng cải cách kinh tế đưa ra bởi Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Các cựu lãnh đạo của Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế và biến Trung Quốc thành một công xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới.

Hơn 25 năm qua, thị phần giá trị sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ 3% đến gần 25%, và nếu tính riêng các chuỗi cung ứng của công ty Trung Quốc ở châu Á, sau đó con số thị phần là 50%, theo số liệu của The Economist.

Thảo luận về tương lai của thị trường sản xuất Trung Quốc tại sự kiện BoF VOICES tháng 12/2015

Khi nói đến sản lượng sản xuất thời trang toàn cầu, thị phần của Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn. Sản xuất 60% sản lượng giầy và xuất khẩu trên 43% sản lượng quần áo của thế giới, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất không thể thiếu cho các nhà thiết kế, thương hiệu và các nhà bán lẻ trên toàn thế giới từ thời trang bình dân đến sang trọng. Giờ đây, Trung Quốc Đại Lục sản xuất quần áo nhiều hơn gần tám lần so với đối thủ gần nhất là Ý. Những người “trấn giữ” kinh đô thời trang phải miễn cưỡng thừa nhận rằng nhiều công đoạn của hệ thống thời trang sẽ phải dừng lại nếu không có chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Nhưng giống như nhiều ngành sản xuất khác, ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với không ít thách thức. Bên cạnh áp lực từ chi phí sản xuất cao hơn và mức tăng tiền lương, khó khăn còn là sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh từ các nguồn cung ứng rẻ hơn ở châu Á và châu Phi.

Vào thời điểm mà Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thắt chặt nền kinh tế từ sản xuất đến dịch vụ và tạo ra một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn, không có nghi ngờ gì khi công nghiệp thời trang cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với KTC những biến động kinh tế đơn giản trở thành yếu tố đẩy nhanh sự phát triển.

Cải tiến, Chuyên môn hóa và nâng cấp

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã trở nên tiếp thu, cải tiến hơn trước. Trong khi một số người thành công bằng việc đa dạng hóa sản xuất, số khác lại tìm đến chuỗi giá trị với chiến lược bán hàng chuyên biệt. Khi thực hiện đầu tư nâng cấp công nghệ cao chứ không mở rộng quy mô sản xuất, họ đã chuyển sang chiến lược sản xuất ít hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Flatz - Người đại diện của KTC nói: "Chúng tôi đang rời bỏi hình bóng của một nhà sản xuất lớn để trở thành một nhà sản xuất đẹp. Vì vậy, thay vì chú trọng vào số lượng hàng ngàn sản phẩm, chúng tôi quan tâm tới chất lượng của các sản phẩm đó.” Gần đây, anh cũng là người hợp tác với nhiều nhà thiết kế thời trang nhỏ hơn ở châu Âu như Yang Li để phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ như L'Eclaireur ở Paris và Barneys New York.

KTC đã ngừng sản xuất cho nhiều “gã khổng lồ” như Adidas từ mười năm trước và ra khỏi thị trường may mặc đồ thể thao bình dân. Bằng cách tập trung vào trang phục cho hoạt động kỹ thuật chuyên dụng, sản phẩm chuyên cho vận động viên thể thao và hàng hiệu, Flatz đã thu hút rất nhiều khách hàng như Rapha, Mammut, Mustang Survival, Gore Running Wear và các thương hiệu may mặc phục vụ cho hoạt động như leo núi, chèo thuyền, trượt tuyết , cưỡi ngựa và thể thao mạo hiểm.

Bộ sưu tập xuân hè 2016 của Yang Li, cung cấp bởi KTC. Nguồn: Yang Li

Bởi những công ty như KTC đang tiếp cận một đợt giải ngân ngắn hạn của thị trường, có rất ít đối thủ có cùng năng lực như họ. Và từ khi việc kinh doanh của KTC dựa trên nền tảng là chuyên môn chứ không phải giá cả, họ có khả năng đầu tư nhiều hơn để giải quyết các vấn đề như tính kỷ luật của công nhân, năng suất, tính minh bạch và sự bền vững.

“Bằng việc trả lương cao hơn, người của chúng tôi làm việc hiệu quả hơn bởi vì họ sẽ năng động hơn. Và cũng vì điều này, nhiều tài năng gắn bó hơn với công ty. Họ càng gắn bó thì hiệu quả trong công việc càng cao.” Flatz giải thích ở sự kiện của BoF về tương lai thời trang Trung Quốc và tháng 12 ở Hồng Kông.

“Kế hoạch năm năm của chúng tôi là, khi mức lương tăng lên trên khắp cả nước, chúng tôi sẽ thuê 80% người bản địa điều hành máy móc và cắt giảm lao động nước ngoài xuống 20%” - Ông nói thêm.

Sau khi tham gia Hiệp hội công bằng cho người lao động (Fair Labour Association), KTC thực hiện một cuộc điều tra về sự hài lòng của người lao động hằng năm với công ty. Những hoạt động như vậy dường như là không phổ biến ở một đất nước mà điều kiện làm việc của lao động nghèo thường xuất hiện trên bản tin hàng đầu thời sự. Tuy nhiên, nhiều công ty như KTC đã dần dần quan tâm đến sự hài hòa giữa đạo đức và phúc lợi cho công nhân.

Đầu tư ra nước ngoài

Bản đồ thời trang toàn cầu đã trải qua nhiều thay đổi trong thập kỷ vừa qua. Chi phí lao động thấp ở châu Phi và một phần châu Á trở nên hấp dẫn với những nhà đầu tư thời trang tìm đến những vùng sản xuất mới. Trung Quốc luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế mới nổi này.

Ngành sản xuất hàng may mặc và dệt may Trung Quốc tham gia sâu sắc nhất trong chuỗi cung ứng của Đông Nam Á, xây dựng, mua lại hoặc hợp tác với các cơ sở sản xuất ở nhiều nơi như Việt Nam, Myanmar và Campuchia, đồng thời tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược ở Indonesia và Bangladesh. Ví dụ, KTC đang điều hành một nhà máy vệ tinh tại Lào.

Bộ sưu tập xuân hè 2016 của Yang Li, cung cấp bởi KTC. Nguồn: Yang Li

Người Trung Quốc đã chứng tỏ sức mạnh cơ bắp của họ phát triển xa hơn nữa. Một số công ty đã có báo cáo về tài sản ở Trung Đông thông qua các khu công nghiệp đủ tiêu chuẩn nằm ở quốc gia láng giềng Israel, như Jordan, nơi họ được truy cập miễn thuế vào thị trường Mỹ. Các công ty Trung Quốc như Keer thậm chí đã đi vòng tròn bằng cách di chuyển các nhà máy sợi và dệt may của họ tới Mỹ hoặc Nam Carolina, nơi giá bông tương đối phải chăng.

Theo số liệu được biên soạn bởi nhà nghiên cứu chính sách Cyrus Yu, các nhà máy Trung Quốc cũng đang mở rộng trên nhiều nước châu Phi. Các Công ty giày như Huajian và Hazan hoạt động tại Ethiopia và Nigeria, trong khi doanh nghiệp dệt may như Giang Tô Lianfa đang đi vào Kenya, Uganda và Tanzania.

Một cơ sở sản xuất đồ da của Trung Quốc thậm chí đã dũng cảm thiết lập cơ sở tại Somaliland, khu vực ly khai của Somalia bị chiến tranh tàn phá, mặc dù cũng bị cáo buộc liên quan đến ô nhiễm môi trường và một số vấn đề đạo đức. Human Rights Watch đã ghi nhận trường hợp khác của các nhà máy Trung Quốc không thực hiện quy định an toàn, pháp luật lao động và các vấn đề nhân quyền ở nơi sản xuất mới.

Những người chỉ trích cho rằng việc "bán phá giá" của hàng may mặc Trung Quốc giá rẻ là một mối đe dọa cho các nhà sản xuất địa phương. Họ cũng mô tả việc mở rộng các nhà máy Trung Quốc ở các nước kém phát triển là một "cuộc chạy đua xuống đáy" tàn nhẫn đối với chi phí cho người lao động. Những người ủng hộ thì nói rằng sự đầu tư của Trung Quốc tại các trung tâm sản xuất mới nổi có thể chuyển hóa các nền kinh tế địa phương bằng cách thúc đẩy phát triển công nghiệp và tăng lương cho người nghèo với vài lựa chọn khác.

Dù bằng cách nào thì người Trung Quốc cũng không hề đơn độc trong việc đầu tư ra nước ngoài. Các nhà máy Trung Quốc phải cạnh tranh với ngày càng nhiều đối thủ khác như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà sản xuất khác ở châu Á.

Tăng cường năng suất và cải thiện chất lượng

Mặc dù tất cả các hoạt động này ở nước ngoài, các chuyên gia vẫn tin tưởng rằng không phải chi nhánh quốc tế cũng như đối thủ cạnh tranh quốc tế sẽ gây nguy hiểm cho vị trí thống trị của Trung Quốc trong ngắn hạn.

Sinclair là Giám đốc điều hành nguồn lực của LF, một nhánh của chuỗi cung ứng toàn cầu của Li & Fung. Công ty quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu cho một trong những thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, có 15.000 nhà cung cấp trong một mạng lưới ở 40 quốc gia.

Sinclair phát biểu: “Hãy đối diện với sự thật, người Trung Quốc đã tạo ra một chuỗi cung ứng đáng kinh ngạc. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai là người có thể thay thế. Tôi không nghĩ là có ai có thể vì những điều kiện cơ bản nằm ở Trung Quốc. Họ có bông, kéo sợi, nhuộm, dệt may, tất cả mọi thứ.”

“Ấn Độ có thể là một đối thủ. Họ có lực lượng lao động lớn như Trung Quốc nhưng về phương diện xuất khẩu, Ấn Độ thậm chí không được xếp hạng. Chúng tôi thực hiện nhiều công việc ở Ấn Độ nhưng cũng gặp rất nhiều thách thức từ cơ sở hạ tầng.”

Trung Quốc tiếp tục phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết cho chuỗi cung ứng nhanh và phức tạp của nó. Mạng lưới giao thông nội địa, nguồn điện và các cụm công nghiệp trở nên hiệu quả và đáng tin cậy hơn Ấn Độ và các nước có nguồn lực kém phát triển khác. Một thuận lợi nữa của Trung Quốc là sự phân nhóm của các nhà máy sản xuất độc lập nhưng hoạt động phụ thuộc lẫn nhau như cụm Trân Châu và Đồng Bằng Dương Tử. Các cụm công ty giảm chi phí vận chuyển và giảm giá cho sản phẩm.

Thật vậy, những lợi thế của Trung Quốc liên tục thể hiện trong kỹ năng và năng suất. Theo Chỉ số sản xuất cạnh tranh toàn cầu của Deloitte năm 2016, Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu. Mặc dù các công ty kiểm toán dự đoán rằng Mỹ sẽ vượt qua Trung Quốc trong 5 năm nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục làm lu mờ hầu hết các quốc gia châu Á hiện đang ganh đua cho một phần lớn hơn của chiếc bánh sản xuất. Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia sẽ trở nên cạnh tranh hơn nhưng Trung Quốc vẫn sẽ dẫn trước một khoảng cách khá xa.

"Với một lực lượng lao động có tay nghề cao lớn như ở Trung Quốc, châu Âu phải đối mặt với một nhiệm vụ cạnh tranh quá khó khăn," Flatz nói. "Bởi vì bây giờ phương Tây đang vật lộn để cạnh tranh với phương Đông, không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng mà còn vì một cái gì đó không phải luôn luôn đúng."

Hải Yến

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/van-hoa-thoi-trang/%e2%80%9ccong-xuong-thoi-trang-trung-quoc%e2%80%9d-se-ve-dau