Công dụng của lá hẹ giúp chàng chữa bệnh 'khó nói'

Hẹ không chỉ là một thứ rau ăn quen thuộc, trong Đông y, hẹ còn là một vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Hẹ chữa bệnh đàn ông

Trong Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm, được coi là thuốc tăng lực dành cho các quý ông.

Để chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, dùng 500g lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.

Rau hẹ xào tôm: Rau hẹ 150g, thái khúc xào với tôm tươi 250g, bỏ vỏ, cho chút rượu trắng, ăn có tác dụng trị dương hư. Nam thanh niên cơ thể khỏe mạnh dương thịnh không nên ăn thường xuyên, tránh bốc hỏa.

Lá hẹ

Cháo hẹ: Xuất tinh sớm: Lá hẹ 60g thái nhỏ, hoặc 10g hạt hẹ nghiền nhỏ, gạo nếp 100g. Gạo nếp nấu thành cháo với 1 lít nước, thêm lá hẹ, nêm muối vừa ăn, ngày ăn 1 lần. Những người âm hư sinh nội nhiệt, nhọt mọc khắp người không nên áp dụng bài thuốc này. Bài thuốc này giúp bổ thận, tráng dương, cố tinh, kiện tỳ vị, vừa trị chứng xuất tinh sớm, vừa trị chứng di niệu.

Rau hẹ xào trứng: Lá hẹ tươi 100g thái nhỏ xào với 3 quả trứng gà, nêm gia vị vừa ăn, giúp bổ thận, ôn trung dưỡng huyết, bổ trợ sinh lực.

Các tác dụng khác của hẹ

Giảm mỡ máu: Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máu cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Trị xuất huyết âm đạo bất thường (không phải kỳ kinh): Lá hẹ 200g, nấu với rượu gạo nếp, ăn cái, uống nước.

Chữa đau lưng cấp tính (sụn lưng): Lá hẹ 60g thái khúc đun sôi với lượng nước thích hợp, sau cùng cho 60ml rượu, uống ấm.

Trị thoát vị tử cung: 250g lá hẹ đun nước xông, rửa âm hộ

Trị nôn khan do ốm nghén: Phụ nữ mang thai ốm nghén buồn nôn lấy 50ml nước ép lá hẹ, 10ml nước gừng tươi thêm chút đường uống sẽ làm giảm cảm giác khó chịu.

Trị ho cho bé: Lấy lá hẹ thái nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, dùng liền 5 ngày.

Chữa chảy máu cam: Nước ép lá hẹ 1 ly, mùa hè uống lạnh, mùa đông uống ấm. Chảy máu cam do âm hư hỏa vượng, tái phát nhiều lần, kiêm chứng sốt nhẹ, lưng gối đau mỏi có thể lấy lá hẹ tươi giã nhỏ, nhét vào lỗ mũi.

Chữa dị ứng xuất huyết dưới da: Lá hẹ tươi 500g, giã/ép lấy nước, thêm 50ml đồng tiện (nước tiểu của trẻ khỏe mạnh) làm 1 liều, ngày uống 2 liều.

Lá hẹ chữa bệnh tiêu hóa

Chữa bệnh tiêu hóa: Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng, giúp tiêu hóa hiệu quả. Ăn nhiều hẹ sẽ cung cấp lượng lớn chất xơ cho ruột và ruột kết, giúp loại bỏ nguy cơ bị táo bón. Hoặc lá hẹ tươi 100g, vắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày, uống liền 5 - 7 ngày, giúp trị bệnh lỵ. Nước đun lá hẹ xông, rửa hậu môn giúp trị bệnh trĩ.

Chữa cảm nắng dẫn đến hôn mê: Giã lá hẹ lấy nước nhỏ vào mũi.

Chữa đổ mồ hôi trộm, mồ hôi ban đêm: Rễ hẹ đun nước uống ngày 2 lần.

Chữa hôi chân: 250g lá hẹ, cho vào túi bóng, đặt lên thớt, đập nát, đổ vào chậu, thêm nước sôi lượng nước không vượt quá mắt cá chân, để khoảng 10 phút, nước ấm cho cả 2 chân vào ngâm, hai chân cọ cho nhau. Mỗi lần ngâm 1 lần, liên tục 3 ngày.

Trị côn trùng chui lỗ tai: Lấy nước giã/ép lá hẹ nhỏ vào tai.

Theo Hải Đường/Giadinhvietnam

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/cong-dung-cua-la-he-giup-chang-chua-benh-kho-noi-215181/