Có thể chữa khỏi ung thư?

Ung thư là bệnh phổ biến ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam ước tính có hơn 200,000 người mắc mới mỗi năm, trong đó 57 % là nam giới, 43 % là nữ giới.

Ung thư do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh ung thư gia tăng, trong đó, việc môi trường sống ô nhiễm và người dân tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bẩn. Đồng thời, hàng ngày chúng ta đang phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại như khói thuốc lá, kim loại nặng, rượu bia, chất kích thích… là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư.

Hiện có 10 loại ung thư phổ biến nhất nam giới tại Việt Nam đó là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại – trực tràng, thực quản, vòm họng, hạch, máu, tuyến tiền liệt, khoang miệng. Ở nữ, 10 bệnh đó là ung thư vú, đại trực tràng, phế quản – phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch, máu.

Để hạn chế tình trạng mắc bệnh ung thư, mỗi người nên tự biết cách bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa môi trường ô nhiễm độc hại, tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia… Bên cạnh đó, mỗi người nên xây dựng cho mình thói quen thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) và tầm soát ung thư sau tuổi 30 để có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm bệnh.

Tiến hành các xét nghiệm cần thiết nếu bạn thấy những bất thường hoặc thay đổi lâu ngày trong cơ thể

Làm gì để chống ung thư?

Theo Bác sỹ CKII Tạ Chi Phương, Trưởng khoa hóa chất của Bệnh viện ung bướu Hưng Việt: “Ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị được nếu bạn thăm khám, làm các xét nghiệm tầm soát chuyên sâu định kỳ”.Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sỹ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư hỗ trợ cho việc điều trị bệnh dàng hơn, tỷ lệ thành công lên tới 60%.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hậu – Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng cho biết thêm: ” Để hạn chế tình trạng mắc bệnh ung thư Bác sĩ Nguyễn Trọng Hậu cho biết, mỗi người nên tự biết cách bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa môi trường ô nhiễm độc hại, tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia… Bên cạnh đó, mỗi người nên xây dựng cho mình thói quen thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) và tầm soát ung thư sau tuổi 30 để có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm bệnh.

Tuy nhiên, hiện không ít người đi tầm soát bệnh ung thư để nếu có bệnh thì được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhưng các bác sĩ cho rằng tầm soát không đúng sẽ gây lãng phí, thậm chí nguy hiểm cho người đi tầm soát.

Nên đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa về ung thư và cần tuân thủ quy trình, thời gian xét nghiệm của bác sĩ.

Khi nào nên tầm soát ung thư?

Cần đi tầm soát ung thư khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh ung thư như: đi tiểu ra máu, chảy máu đường ruột, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, vết thương trên da lâu lành bất thường, nốt ruồi to lên, có khối u cục ở vú, thay đổi hình dạng tinh hoàn, có xét nghiệm bất thường ở tuyến tiền liệt….

Tùy mỗi loại ung thư sẽ có những dấu hiệu bệnh đặc trưng khác nhau. Ví như trường hợp khó nuốt, cảm giác vướng, tức nặng, khó thở có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản. Các triệu chứng nhức đầu, giảm thị lực, buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh u não…

Do đó, mỗi người cần chú ý nhận ra những bất thường hoặc thay đổi lâu ngày trong cơ thể để nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nên đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa về ung thư và cần tuân thủ quy trình, thời gian xét nghiệm của bác sĩ.

Vũ Toàn

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/co-the-chua-khoi-ung-thu/