Cơ chế quản lý tài chính các tập đoàn kinh tế nhà nước: Khuyến nghị từ thực tiễn

Vừa qua, báo DĐDN đã đề cập hai vấn đề đáng lưu tâm của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước. Báo DĐDN xin giới thiệu tiếp bài viết về cơ chế quản lý tài chính của một chuyên gia kinh tế, giảng viên đại học và đặc biệt là đã có thời gian dài khảo sát tại các tập đoàn này.

Bài viết này tóm tắt một số nhận định mà chúng tôi rút ra sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước, có đối chiếu so sánh những văn bản pháp quy về cơ chế quản lý tài chính hiện đang áp dụng tại các tập đoàn kinh tế nhà nước đó. Do nguyên tắc tư vấn, chúng tôi lấy làm tiếc vì không thể trích dẫn tên gọi cụ thể, cũng như các số liệu có thể minh họa. Về các quyết định đầu tư Theo mô hình Cty me - tập đoàn đang được áp dụng tại VN, các tập đoàn kinh tế nhà nước nhìn chung có những thẩm quyền như sau đối với các quyết định đầu tư: Đầu tư mới 100% vào những Cty 100% vốn của tập đoàn, hay những Cty đã có/sẽ có vốn chi phối của tập đoàn Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào những Cty nói trên. Đầu tư vào những Cty liên kết cũng như việc tăng hay giảm vốn sau này. Theo các bản điều lệ và qua thực tế khảo sát, các tập đoàn kinh tế nhà nước, với danh nghĩa là thuộc sở hữu nhà nước 100%, đã được trao quyền rất sâu rộng. Tài sản khổng lồ nhất của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước là đất đai, tài nguyên thiên nhiên, cùng với các ưu quyền khác. Các tập đoàn kinh tế nhà nước thường ở vào một vị thế thuận lợi là thường có nguồn tài sản, từ đó là tiền để có thể đầu tư vào các dự án đầu tư khác nhau theo thẩm quyền quy định trong điều lệ. Chúng tôi cũng nhận thấy một số điểm đáng quan tâm trong quan hệ giữa Cty mẹ và Cty con trong các quyết định đầu tư. Với tư cách là những đơn vị hạch toán độc lập, nhưng gần như các quyết định đầu tư lớn nhỏ của các Cty con của các tập đoàn kinh tế nhà nước lại lệ thuộc vào các quyết định của ban lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước, vẫn tồn tại một sự không rõ ràng giữa vai trò chủ sở hữu đầu tư và vai trò quản lý nhà nước đưa đến cho các Cty con cảm giác dễ “bị can thiệp”. các Cty con cho rằng xin “bao cấp” chủ trương có vẻ an tâm hơn. Với xu hướng thành lập các tổng Cty trực thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, thì khả năng đầu tư trùng lắp giữa các tổng Cty trực thuộc rất dễ xảy ra. Vì một khi mô hình các tổng Cty đã hình thành rộng rãi, thì khả năng phân quyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ không tránh khỏi. Do đó, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ ngày càng khó khăn trong kiểm soát tập trung. Đầu tư trùng lặp là nguyên nhân cho các “xung đột quyền lợi” xảy ra trong nội bộ tập đoàn. Đặc biệt, qua các khảo sát của chúng tôi, các quyết định đầu tư của các Cty con lại có những quan hệ với các quyết định đầu tư của các Cty mẹ. Nghị định 199 vẫn còn đó những bất cập, chưa khai thông trong vấn đề liên quan đến phần lợi nhuận mà các Cty con phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các khoản lợi nhuận sau thuế đáng lẽ ra phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng phần lớn vẫn còn “treo” tại các Cty con. Từ đó, đã dần dần hình thành một cơ chế “mở” cho các Cty con là khi có nhu cầu đầu tư, thì một lối khai thông nguồn vốn đầu tư gần nhất có thể được nghĩ đến đó chính là khả năng sử dụng phần lợi nhuận phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Điều này hình như đã kích thích các Cty con cố gắng “tìm kiếm” các dự án để có thể có lý do giữ lại và sử dụng, nếu có thể được, toàn bộ nguồn vốn đáng lẽ ra phải nộp về các tập đoàn kinh tế nhà nước bất kể trường hợp việc đầu tư có thể trải dài ra nhiều phân kỳ. Điều này rõ ràng chứa đựng nhiều hiểm nguy tiềm ẩn trong quản lý tài chính, vì thông thường, nhà kinh doanh nào cũng nghĩ rằng mình đủ tỉnh táo, sáng suốt trong các quyết định đầu tư. Tiền nhàn rỗi sẽ có điều kiện “nhảy” vào các dự án đầu tư khác, và cứ thế. Tài trợ dự án đầu tư trong và ngoài ngành Sau các quyết định đầu tư, chúng tôi xin bàn đến các quyết định tài trợ dự án. Dưới góc độ Cty mẹ, với thẩm quyền được giao, các tập đoàn kinh tế nhà nước hình như có thể khá thoải mái trong việc định đoạt nguồn vốn đầu tư ban đầu vào các dự án Cty con 100%, Cty mà tập đoàn kinh tế nhà nước có vốn góp chi phối. Ngay cả trong trường hợp phải vay vốn, thì với tầm cỡ và uy tín, tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn có thể dễ dàng tìm được các nguồn vốn vay lớn, thời hạn dài và với lãi suất rẻ. Ở đây, thử xét trường hợp vay vốn của các Cty con. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các Cty con đều có những thẩm quyền nhất định trong việc ký kết hợp đồng vay vốn với các định chế tín dụng. Thế nhưng, vẫn có những khác biệt trong việc mô tả các quyền tự chủ đó. Dưới đây xin trích dẫn các thẩm quyền huy động vốn được mô tả mang tính cách khá khác biệt nhau. Rõ ràng, những cơ sở cần thiết để xác lập quyền tự chủ trong huy động vốn bên ngoài tập đoàn là cần thiết đối với các Cty con với các lĩnh vực, quy mô hoạt động và khả năng tài chính khác nhau. Cho đến nay, đối với các dự án đầu tư, vẫn còn khá phổ biến việc tham gia vốn diễn ra trong nội bộ tập đoàn: tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào các Cty con, các Cty con hùn hạp lẫn nhau, các Cty con hùn hạp chung với Cty mẹ. Cty mẹ đã có vị thế của mình với khả năng tài chính dồi dào. Thế còn các Cty con thì sao ? Hiện nay, các Cty con được toàn quyền trong việc vay vốn ngắn, trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho cả các dự án đầu tư. Dưới góc nhìn của các định chế tài chính ngân hàng, vị thế các Cty con sẽ khác so với các Cty mẹ, ngoại trừ trường hợp họ chấp nhận việc Cty con được bảo lãnh 100% bởi Cty mẹ. Do vậy, trong một chừng mực nào đó, việc tiếp cận các nguồn vốn vay khi cần thiết của các Cty con sẽ kém thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa thấy có quy chế nào có thể kiểm soát được việc đầu tư, góp vốn của các Cty con. Nếu họ có thể đầu tư từ các quỹ tích lũy, thì chúng ta có thể an tâm. Nhưng trên thực tế, chúng tôi đã biết có những trường hợp Cty con đã sử dụng những khoản vay ngắn hạn để đầu tư vào nhiều dự án đầu tư khác nhau. Trong tình thế các ngân hàng thương mại gặp khủng hoảng nguồn vốn trong thời gian vừa qua (2008), đã có những bằng chứng về tình trạng khó khăn về ngân quỹ của các Cty vay vốn đầu tư theo dạng nầy. Phân phối và vấn đề tái đầu tư Phân phối lợi tức làm ra, sẽ có tác động tích cực đến các quyết định tài chính khác, nhất là quyết định tài trợ. Quyết định phân phối sẽ có tác động đến các quyết định tài trợ, là cơ sở hỗ trợ cho các quyết định tài trợ. Qua các phân tích ở trên, chúng ta thấy là tập đoàn kinh tế nhà nước gần như có toàn quyền rộng rãi trong các quyết định đầu tư mới của mình, nhưng với tư cách là chủ đầu tư (dù là 100% hay góp vốn chi phối), nhưng vai trò, và thể chế điều tiết liên quan đến đến các chính sách tài trợ, và phân phối hoặc là vẫn chưa thấy rõ, hoặc là còn lệ thuộc vào các quy định đã có từ trước khi các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời. Có thể thấy rõ qua vấn đề phân phối: ngay cả đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp), nhưng chính sách trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi vẫn phải rập khuôn dẫn chiếu theo Nghị định 199 về quy chế quản lý tài chính của các Cty nhà nước (?!). Ngay cả Nghị định 199 vẫn còn đó những kẽ hở trong phần quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế. Theo điều 27 của Nghị định nói trên, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã chia lãi cho các thành viên góp vốn, cũng như đã trích lập các quỹ theo qui định, sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn nhà nước tại Cty và vốn Cty tự huy động bình quân trong năm. Theo khảo sát của chúng tôi, không ít các Cty, để có thể giữ lại phần lợi nhuận được phân chia nhiều hơn, đã phải “lách” bằng cách tạo ra các hợp đồng vay mượn, dù trên thực tế không có nhu cầu. Phải chăng, một động cơ mong muốn có được thu nhập nhiều hơn đã tạo ra các phản tác dụng về mặt tài chính: trên bình diện tồng thể, tập đoàn kinh tế nhà nước đã vô tình tự làm giảm giá trị tổng thu thu nhập của mình từ việc phải trả các khoản lãi vay “vô lý”. Những kiến nghị từ thực tế Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi xin được tóm tắt những vấn đề đáng quan tâm sau đây: Thứ nhất, việc đầu tư ra bên ngoài lĩnh vực sản xuất chính, đầu tư lẫn nhau rõ ràng đã có những dấu hiệu cảnh báo. Thứ hai, việc gia tăng đầu tư là tiền đề để gia tăng vốn điều lệ, gia tăng tài sản mà các Cty con quản lý để từ đó, quyền tự chủ trong các quyết định đầu tư dựa vào các chỉ tiêu vốn điều lệ và tài sản ngày càng mở rộng hơn. Ở thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa đủ chứng cứ để kết luận về tính hiệu quả của các dự án đầu tư ngoài ngành sản xuất chính. Tuy nhiên, một hiện tượng có thể dễ dàng nhận thấy là việc đầu tư vào các lĩnh vực không phải là sở trường thường song hành với tư tưởng cố gắng “tiêu” cho hết tiền mà theo cơ chế, mình có thể được hưởng dụng. Kế đến, việc các Cty con phình to, đa ngành nghề tất nhiên sẽ làm cho công tác quản trị của tập đoàn sẽ khó khăn hơn, trong khi mà đội ngũ quản lý tại các Cty con nhìn chung chưa chuyên nghiệp với nghề quản trị tài chính. Điều này càng làm tăng rủi ro của những đầu tư ra bên ngoài tập đoàn. Cuối cùng, tình hình trên đã đặt ra vai trò tham mưu, điều tiết, giám sát của các ban có liên quan đối với các quyết định đầu tư, tài trợ dự án và cả các chính sách phân phối trong nội bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, mô hình một công cụ tài chính nội bộ vẫn chưa được thiết lập. Đây là một nhân tố quan trọng trong bất kỳ tập đoàn kinh tế nào, nếu xét về định hướng chiến lược phát triển dài hạn, theo đề xuất của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, các tập đoàn kinh tế nhà nước VN nên được tổ chức theo dạng PHC (Pure Holding Company). DĐDN rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn đọc, các chuyên gia tại: baodientu@dddn.com.vn Các thẩm quyền huy động vốn... khác nhau: ... Cty được quyền huy động vốn theo phê duyệt của Tập đoàn để cân đối tài chính, khi cần vốn cho cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định... (Quy chế quản lý tài chính Cty X). ... Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay và mua, bán hàng chậm trả, bảo lãnh) giữa Cty với các đối tác bên ngoài Cty phải tuân thủ sự phân cấp về hạn mức đối với một lần vay theo quy định của Bộ Tài chính... (Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty Y). ... Được huy động vốn và các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Cty tại các ngân hàng VN để vay vốn kinh doanh theo qui định của pháp luật... (Điều lệ tổ chức và hoạt động của Z). (Ghi chú: X, Y, Z đều là ba đơn vị có thật trực thuộc một TĐKTNN) TS Trương Quang Thông Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế TP HCM Gửi email Bản in Quay lại mục Tiêu điểm Xem ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến Các tin khác Cái giá của vinh dự (05/08) Ford thiết kế khách trước, thiết kế xe sau (04/08) Cuộc đời như một điệu nhảy… (03/08) Tiếp xúc với người Hungari (02/08) Bỏ tiền tự cứu mình (01/08) Quảng cáo bởi AdMicro CHUYÊN TRANG "Khởi nghiệp" Sao vàng Đất Việt Siêu thị trực tuyến Thế giới Mobile Ô tô - xe máy Thị trường chứng khoán Xây dựng - Bất động sản Thể thao doanh nhân Tìm đọc Báo Doanh nhân số 31 Đầu tư ra nước ngoài Các số khác: Báo Doanh nhân số 31 Báo Doanh nhân số 29 Báo Doanh nhân số 28 Báo Doanh nhân số 27 Báo Doanh nhân số 26 Báo doanh nhân số 25 Báo doanh nhân số 24 Báo doanh nhân số 23 Báo doanh nhân số 22 Báo doanh nhân số 21 (bộ mới) Báo doanh nhân số 20 (bộ mơi) Báo Doanh nhân số 18/19 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 17 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 16 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 15 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 14 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 13 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 12 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 11 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 10 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 9 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 8 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 7 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 6 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 5 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 4 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 3 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 2 (Bộ mới) Báo Doanh nhân số 1 (Bộ mới) Ý kiến bạn đọc Theo bạn, trong các hãng máy điện thoại di động dưới đây, máy của hãng nào có nhiều tính năng ứng dụng nhất? Nokia Samsung Siemems Sony Ericsson Xem kết quả » Quảng cáo bởi AdMicro Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Tìm kiếm Webmail RSS Lên đầu trang © 2002-2008 Bản quyền của Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử Số giấy phép: 129/GP-BVHTT cấp ngày 16/04/2003 - Tổng biên tập: Phạm Ngọc Tuấn Liên hệ quảng cáo: AdMicro - Hotline: 0947280282 - Email: doanhnghiep@admicro.vn Liên hệ quảng cáo báo giấy: Ms Thanh Loan - 0912410451

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20090804100823441cat124/co-che-quan-ly-tai-chinh-cac-tap-doan-kinh-te-nha-nuoc-khuyen-nghi-tu-thuc-tien.htm