Chuyện những người giong cánh buồm giáo dục

- Sau khi nhóm làm sách tư nhân Cánh Buồm trình làng bộ sách "Chào lớp 1" của nhóm Cánh Buồm mới được biết tới rộng rãi sau hội thảo tổ chức ngày 27/9. Nhưng trước đó, PGS.TS Nguyễn Bích Hà, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) đã không ngần ngại đưa sách vào "làm giàu kiến thức" cho học sinh. Thậm chí, còn dành một phòng làm việc cho nhóm đi về.

- Sau khi nhóm làm sách tư nhân Cánh Buồm của nhóm Cánh Buồm mới được biết tới rộng rãi sau hội thảo tổ chức ngày 27/9. Nhưng trước đó, PGS.TS Nguyễn Bích Hà, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) đã không ngần ngại đưa sách vào "làm giàu kiến thức" cho học sinh. Thậm chí, còn dành một phòng làm việc cho nhóm đi về. Nhà giáo Phạm Toàn - trưởng nhóm "Cánh buồm" - "cha đẻ" của bộ sách hào hứng "để có được bộ sách cơ bản này - tôi cùng nhiều cộng sự đã có sự chuẩn bị từ rất lâu". Ông nói, so với bộ sách lớp 1 hiện hành của Bộ GD-ĐT, điều khác biệt cơ bản, học xong sách này học trò sẽ được "cái đầu" - có được cách học để tự mình học tiếp. Còn học xong sách của Bộ giỏi lắm thì học sinh được "kỹ năng" học thuộc lòng. Tuy cùng làm việc với GS Hồ Ngọc Đại tròn 30 và có nhiều điều phải "học" anh, nhưng bộ sách "Chào lớp 1" có những điểm khác. "Văn của tôi là quan niệm về hệ thống - phải có lõi về tình cảm, chứa trong đó là một lòng đồng cảm. Nếu không có lòng đồng cảm thì đừng học văn vội. Và tôi đã đưa đồng cảm vào từ lớp 1 được thực hiện bằng trò chơi đóng vai: đóng vai anh thương binh, người mẹ mất con, cô Tấm... Đến lớp 2, 3, 4 là học kỹ thuật để đến với sự đồng cảm - đồng cảm để đến với hình tượng nghệ thuật để đồng cảm... Môn học Lối sống cũng là môn khác. Ở trường thực nghiệm trước đây, dạy lối sống "tiểu tư sản" như cách gõ cửa, xin lỗi, tặng hoa...Còn lối sống mà nhóm làm sách chủ trương là: từ lớp 1 phải đi tìm sự đồng thuận rồi. Đồng thuận, nghĩa là phải biết phát hiện xung đột, biết tìm ra xung đột và biết xử lý, nhân nhượng, hợp tác. Dân lập tiên phong Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên là mô hình trường đa cấp (từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT). Trường có quyết định thành lập năm 1997. Đến nay, có thể nói đây là trường học duy nhất ở Hà Nội duy trì lớp học với sĩ số dao động từ 10-30 học sinh. PGS.TS Nguyễn Bích Hà, hiệu trưởng nhà trường xác định giáo dục là quá trình tự hoàn thiện không ngừng ngay từ phía các nhà quản lí. Chính vì vậy, qua 15 năm hoạt động trường nhận thấy những bất cập phải có cải tiến đáp ứng nhu cầu, bù đắp thiếu hụt hiện tại. Bài toán phải giải là song song với những gì học sinh được học và phải học theo chương trình của Bộ GD-ĐT, nhà trường phải đáp ứng nhu cầu chơi, phát triển trí tuệ và nhân cách cho học sinh... Từ kinh nghiệm có con và cháu hai thế hệ học tại trường thực nghiệm, bà nhìn nhận là "được thụ hưởng trực tiếp những thành quả vượt trội của nền giáo dục tiên tiến", nên tủ sách sưu tầm của trường có trọn bộ sách giáo khoa thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. Khi bộ sách "Chào lớp 1" của Nhóm Cánh buồm mới có bìa, bà đã tìm đến họ. Rồi bà hào hứng, "sau nhiều buổi làm việc - tôi thấy trường và nhóm có nhiều điểm tương đồng trong tư duy và phương pháp. Mặt khác, nhóm được tập hợp nhiều nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục trẻ được đào tạo ở nước ngoài, có kinh nghiệm và tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Thế nên tôi mời họ cộng tác và bố trí phòng làm việc riêng cho nhóm...". Nhà giáo Phạm Toàn, trưởng nhóm Cánh buồm cho biết, hiện nhóm có 14 thành viên. Sau khi bộ sách lớp 1 trình làng, nhóm rất sốt sắng bắt tay vào làm sách lớp 2 dù bộ sách lớp 1 chưa được nhiều trường sử dụng. Thậm chí, các trường công ở Hà Nội rất thờ ơ nên "thị trường" nhóm nhắm đến trước tiên là các trường dân lập. Vẫn theo bà Hà, đều đặn mỗi tuần, nhóm cử giáo viên lên lớp vào chiều thứ hai và thứ sáu giảng dạy cho học sinh. Mỗi buổi học đều có giáo viên và phụ huynh cùng dự. Nhiệm vụ chính vẫn phải tuân thủ chương trình học quy định của Bộ GD-ĐT. Còn "Chương trình làm giàu kiến thức, giá trị và kỹ năng sống" đó là một quá trình phát triển tư duy trí tuệ của trường, bà Hà khẳng định. Kiều Oanh Cô Túy nói, trước tiên, chương trình này giúp cho giáo viên chúng tôi "làm giàu kiến thức" cho học trò. Điều nhận thấy ban đầu là học trò rất vui và thích. Bởi trong giao tiếp của Nhóm Cánh buồm thì cái cơ bản nhất là nội dung là lạ so với chương trình đại trà chúng tôi đang dạy. - Theo quy định thì các trường đang đang lưu hành bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT ban hành. Giả sử đến một lúc nào đó cho giáo viên được quyết định chọn sách dạy thì chị có thấy bộ sách của "Nhóm Cánh buồm" có đủ sức cạnh tranh với bộ sách đang lưu hành? Sách của Nhóm Cánh buồm thì mới thực thi được hơn 1 tháng. Sách thì chúng tôi mới đang đọc tham khảo chứ chưa dám khẳng định điều gì. Thực ra mà nói thì chương trình đại trà rất phù hợp với học sinh trung bình, còn đối với những học sinh khá - giỏi thì chúng tôi cũng "làm giàu kiến thức" cho các con thông qua sách của Nhóm Cánh buồm. Còn điều các bạn hỏi thì phải có quá trình theo dõi và thẩm định. Còn cá nhân tôi không dám nói có chọn hay không vì chưa đủ thời gian để cảm nhận điều đó. - Chuyên môn của chị là tiếng Việt - chắc chị rất quan tâm đến sách tiếng Việt của Nhóm Cánh buồm - ít nhất là nguồn tư liệu tham khảo. Vậy thay vì dạy sách đại trà thì dùng sách của Cánh buồm thì kết quả có đảm bảo hết học kỳ 1 thì học sinh biết đọc biết viết thành thạo? Theo tôi thì mỗi chương trình có một tính hệ thống riêng, Và xuất phát điểm thế nào và kết thúc như thế nào thì phải có thời gian. Năm học của mình mới bắt đầu. Mà dạy trẻ con học thì phải vui vẻ nhưng cần có hệ thống. Ví như hôm nay dạy nội dung gì thì ngày mai phải tiếp nối và bổ trợ. Cánh buồm ở đây chỉ mang tính chất bổ trợ và là câu lạc bộ để giúp trẻ vui vẻ, cảm nhận và làm giàu kiến thức thôi. Nên không dám nói chọn được vì chương trình tiếng Việt đại trà học 10 tiết/ tuần, dạy rất sâu. Tuy nhiên, sách tiếng Việt của Cánh buồm có cái bổ trợ cho giáo viên trong việc dạy âm, dạy chữ, phần đầu, phần vần...đây là cái hay giúp học sinh có sáng tạo. Còn dạy sách đại trà thì giáo viên cứ dạy theo mẫu. Cách dạy của Cánh buồm giống cách dạy của GS Hồ Ngọc Đại. - Yếu tố nào của Cánh buồm tạo nên sự vui vẻ trong học sinh được chị nhắc đi nhắc lại? Nghĩa là "thầy thiết kế, trò thi công" - đúng tư tưởng của GS Hồ Ngọc Đại mà cách đây mấy chục năm chúng tôi đã làm. Có nghĩa là thầy giao nhiệm vụ và trò được phát biểu ý kiến của mình - đó là điểm nổi bật. Kiều Oanh

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201010/Canh-buom-dang-mo-939138/