Chuyển đi bí mật gây sốc của tàu ngầm Liên Xô

Ngày 26 /3/1966, hai chiếc tàu ngầm nguyên tử Liên Xô đã thực hiện thành công chuyến hành trình tuyệt mật vòng quanh thế giới hoàn toàn ngầm dưới nước.

Xin giới thiệu về hải trình đặc biệt này:

Chuyến đi bắt đầu vào đầu tháng 2/1966 (theo các số liệu khác nhau – trong khoảng từ ngày 2 đến 12/2/1966 ). Công tác chuẩn bị và chuyến ra khơi được giữ bí mật tuyệt đối.

Không chỉ các thủy thủ của hai tàu này không hề biết gì về mục đích chuyến đi, mà ngay cả Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô cũng vậy – kíp thủy thủ chỉ được thông báo về nhiệm vụ sau khi tàu đã rời xa căn cứ.

Các sỹ quan phản gián hải quân cũng chỉ được phép mở các túi niêm phong đựng công văn về những nhiệm vụ tối mật khi tất cả các cửa và lối ra vào đã được đóng chặt và bất kỳ thông tin nào về nhiệm vụ tuyệt mật trên cũng không thể rò rỉ.

Nhiệm vụ được giao: thực hiện chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, “đi dạo” ở Nam Bán Cầu và cập cảng ở Camchatka – vượt một quãng đường hơn 20.000 hải lý- tức dài hơn đường xích đạo.

Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép nổi lên trên mặt nước. Thêm nữa, tuyệt đối không để bị các trạm giám sát tàu ngầm của Mỹ phát hiện.

Dĩ nhiên, đằng sau nhiệm vụ khó khăn này là ý đồ chính trị - giới lãnh đạo Xô Viết muốn răn đe Mỹ- vì từ trước đến nay chưa có bất kỳ một tàu ngầm nào có thể đi vòng quanh thế giới qua một tuyến đường dài như vậy hoàn toàn chỉ ở dưới nước.

Quyết đinh về chuyến “công tác” được thông qua ở cấp lãnh đạo cao cấp nhất Liên Xô. Đã có 3 phương án được đưa ra về tuyến hành trình. Phương án một – đi vòng qua Nam Mỹ. Phương án hai – vòng qua Châu Phi, qua Ấn Độ Dương phía Bắc Úc và sau đó vào Thái Bình Dương.

Phương án ba – cũng vòng quanh Châu Phí, nhưng phía Nam châu Úc. Tất cả các tuyến hàng hải trên đều đã được nghiên cứu kỹ từ thời chỉ mới có các hạm đội thuyền buồm, nhưng đối với các thủy thủ tàu ngầm thì trên tuyến nào cũng đầy những bất ngờ và nguy hiểm rình rập. Cuối cùng, lãnh đạo Liên Xô đã chọn phương án một.

Có 2 tàu ngầm hạt nhân được lệnh tham gia - đó là các tàu K-116 và K-133. Cả hai – đều là những chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Hải quân Liên Xô. Chúng trực chiến trên Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, đã nhiều lần “nổi lên” ngay cạnh Bắc Cực.

Nhiệm vụ chỉ huy đội tàu được giao cho Chuẩn đô đốc Anatoli Sorokin, - một người đã phục vụ trên các tàu ngầm hạt nhân tử ngay khi những chiếc tàu đầu tiên mới được khởi công đóng.

Chỉ huy tàu K-116 với kíp thủy thủ được tuyển chọn từ Hạm đội Thái Bình Dương là Trung tá dày dạn kinh nghiệm Viacheslav Vinogradov. Còn chỉ huy tàu K-133 là Trung tá Lev Stoliarov.

Công tác chuẩn bị cho chuyến đi được tiến hành hết sức bí mật như đã nói ở phần đầu. Các thủy thù cũng phải qua những kỳ kiểm tra y tế hết sức kỹ lưỡng, sỹ quan phản gián Hải quân “làm việc” trực tiếp với từng thủy thủ một.

Nhiều chuyên gia kỹ thuật và một số công trình sư từng thiết kế tàu được giao nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của mỗi tàu. Cả hai tàu ngầm hạt nhân này đều mang vũ khí hạt nhân và các thủy thủ cũng được thông báo là họ có thể sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong thời gian tới.

Sau khi rời quân cảng ra Biển Baren (vào đầu tháng 2), hai tàu ngầm lặn xuống và ..biến mất. Cho đến tận ngày 26/3/1966. Hành trình của hai tàu được Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô giám sát qua các phiên liên lạc với chỉ huy tàu.

Suốt chuyến đi, chỉ duy nhất có một lần các tàu ngầm Xô Viết phát hiện được tiếng ồn của một tàu ngầm lạ - có lẽ là tàu ngầm Mỹ, nhưng tàu (có lẽ là của Mỹ này) đổi hướng đột ngột và biến mất khỏi “tầm nhìn thủy âm” của hai tàu Liên Xô.

Khi đến gần eo biển Drake, vốn nổi tiếng là vùng biển có nhiều bão tố, các tàu ngầm Xô Viết thường xuyên gặp những tảng băng khổng lồ. Eo biển Drake nằm giữa Nam Cực và Nam Mỹ là khu vực có rất nhiều những tảng băng lớn.

Chân các bức tường băng ở đây có độ sâu đến 1.000 m, trong khi đó độ sâu lặn của tàu chỉ là 300 m cho nên cơ động dưới nước lách qua các tảng băng này – đấy thực sự là một trò chơi ú tim với Thần Chết.

Các máy định vị tiếng dội cũng không giúp gì cho các thủy thủ trong trường hợp này vì các tảng băng thường xuyên cọ xát vào nhau tạo nên những tiếng ồn liên tục làm trắng xóa màn hình của các tổ hợp thủy âm. Hai tầu ngầm buộc phải lặn mò mẫm giữa các tảng băng và chịu những áp lực cực lớn cả về thể lực lẫn tâm lý.

Trên tuyến hành trình nguy hiểm nhất dài 1.300 hải lý, hai tàu ngầm đi theo các tàu nổi bảo đảm và chúng liên lạc với nhau qua các thiết bị thủy âm.

Đảo Phục sinh (của Chi lê, Nam Mỹ) – một địa điểm được những người thích khám phá ca ngợi, nhưng đây này lại nơi mà các tàu ngầm Liên Xô phải qua một trong những thử thách khác nghiệt nhất.

Người Mỹ đã bố trí ở đây nhiều trạm theo dõi phát hiện các tàu ngầm Xô Viết. Hai tàu ngầm Liên Xô này đôi lúc phải lặn xuống tới độ sâu 600 m, trong khi theo thiết kế tối đa chỉ được phép 300 m. Nhưng chúng đã vượt qua được thử thách này và ra khỏi khu vực nói trên mà không hề bị phát hiện.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/chuyen-di-bi-mat-gay-soc-cua-tau-ngam-lien-xo-3331792/