Chủ tịch nước: Sớm muộn Trịnh Xuân Thanh cũng bị bắt

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định dù có lẩn trốn đi đâu chăng nữa thì sớm muộn đối tượng tham nhũng, vi phạm cũng bị đưa ra ánh sáng và bị truy tố trước pháp luật.

Đối tượng Trịnh Xuân Thanh khi còn công tác tại PVC.

Lương thứ trưởng thấp hơn tiền khoán xe công

Từ ngày 1/10, theo Quyết định số 1997, Bộ Tài chính áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công đối với các chức danh thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ. Đơn giá sẽ áp theo giá taxi, cao nhất là 15.000 đồng một km.

Tuy nhiên, hiện có thứ trưởng Bộ Tài chính nhận tiền khoán xe công cao hơn cả mức lương thực lĩnh hàng tháng được công bố trong bảng lương của Bộ này.

Đánh giá về hiệu quả của việc khoán xe công, Cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) Trần Đức Thắng cho hay, việc khoán xe công sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với quy định cũ. Bộ Tài chính đi tiên phong trong việc này. (Xem tiếp)

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Sớm muộn Trịnh Xuân Thanh cũng bị bắt

Sáng 4/10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng với tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 1 tiếp xúc cử tri Q 1, 3, 4 (TP. HCM).

Liên quan đến việc phòng chống tham nhũng mà cử tri đặt ra, Chủ tich nước Trần Đại Quang cho hay đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, không dễ gì mà phát hiện được. Cho nên việc đưa các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng truy tố ra pháp luật là công việc hết sức gian nan cần sự phối hợp, quyết tâm của nhiều cơ quan.

“Hôm nay tôi cũng muốn khẳng định Đảng và Nhà nước ta kiên trì, kiên quyết xử lý đối với hành vi tham nhũng, lãng phí. Những việc làm quyết liệt của Tổng Bí thư trong thời gian gần đây thể hiện người đứng đầu Đảng, Nhà nước công khai tuyên bố kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng”, Chủ tịch nước nói. (Xem tiếp)

Chủ tịch Hà Nội: Sẽ sớm công khai nguyên nhân vụ cá chết ở Hồ Tây

Lực lượng vớt cá tại Hồ Tây. Ảnh: Zing.

Tại Phiên họp Chính phủ ngày 4/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trình bày về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua, trong đó, đã báo cáo về vụ việc cá chết hàng loạt ở Hồ Tây.

Theo ông Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đã huy động 1.000 người, trong đó có cả lực lượng của quân đội, công an và triển khai 100 thuyền vớt cá chết.

“Đến chiều 3/10, cơ bản đã vớt xong. Chúng tôi giao Công an Thành phố điều tra nguyên nhân”, ông Chung cho biết.

Theo các kết quả xét nghiệm ngày 3/10 thì toàn bộ nước mặt của Hồ Tây có mức oxy bằng 0. Tỉ lệ amoni tăng 20 mg/l, cao gấp 24 lần so với quy định. (Xem tiếp)

Vì sao Việt Nam chọn chôn lấp rác, dù hôi thối và tốn tài nguyên đất?

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tiếp tục có xu hướng tăng nhanh hơn giai đoạn trước.

Cụ thể, nếu năm 2010, tổng lượng chất thải rắn ở các đô thị là hơn 17.000 tấn/ngày thì năm 2014, con số này lên tới 32.000 tấn. Chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh một ngày lần lượt là 6.420 tấn và 6.789 tấn.

Đáng lưu ý để xử lý số rác thải “khổng lồ” này, hiện Việt Nam vẫn sử dụng đến 80% công nghệ chôn lấp. (Xem tiếp)

Trồng cây bàng dưới gầm đường sắt: Hà Nội mua thêm việc cắt tỉa làm gì?

Như đã đưa tin, gần một tuần nay, người dân phố Hoàng Cầu mới – Yên Lãng bỗng dưng thấy nhiều cây xanh được trồng dưới gầm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Theo đó, toàn bộ dải phân cách tuyến Hoàng Cầu – Yên Lãng đang được làm lại tiểu cảnh. Một số đoạn dải phân cách nằm dưới gầm đường sắt trên cao cũng được trồng cây xanh. Đa số cây xanh có chiều cao bằng khoảng 2/3 cột trụ đường sắt trên cao. Nhưng ở một số vị trí, cây xanh được trồng chạm tới đường sắt. Khoảng cách giữa mỗi trụ được trồng từ 7-10 cây xanh.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Vũ Kiên Trung, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, việc trồng cây dưới đường sắt trên cao và trồng cây trên dải phân cách nằm trong kế hoạch đã được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt. (Xem tiếp)

Nợ công 100 tỷ USD chẳng là gì so với nguồn lực quốc gia!

Ông Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Capella Holdings đã nhận định như trên trong cuộc gặp gỡ với Đoàn ĐBQH TP.HCM vào ngày 3/10 tại TP.HCM.

Buổi làm việc này Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đến dự với vai trò của các ĐBQH.

Mở đầu bài phát biểu ông Trí nhấn mạnh rằng: “Giới doanh nhân không xin nhà nước bất cứ vấn đề gì về tiền bạc, mà cái họ cần nhất là một hệ thống pháp luật, chính sách, đường lối chủ trương rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp”. (Xem tiếp)

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-som-muon-trinh-xuan-thanh-cung-bi-bat-2044994.html