Chiến thắng 30/4: Trang sử hào hùng trên con đường dựng nước, giữ nước

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

Chiến sỹ Bùi Quang Thận (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sỹ của Quân đoàn 2-Binh đoàn Hương Giang tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)

Ngày 28/4/1975, các trận địa pháo của ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ "Quyết thắng" của quân đội ta đã tung bay trên đỉnh cột cờ Bộ Tư lệnh không quân ngụy. Tuy nhiên, phải tới 14 giờ ngày 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất mới thực sự im tiếng súng. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Trên đường tiến về Sài Gòn, quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. (Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN)

Quân giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Ngọc Đản/TTXVN)

Cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng và lá cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam phất bay trên sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên nóc Bộ Quốc Phòng quân ngụy Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hoàng Thiểm-Vũ Tạo/TTXVN)

11h30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân Giải phóng băng qua cánh cổng sắt, đánh chiếm Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân địch, kết thúc oanh liệt cuộc trường chinh 30 năm chống ngoại xâm của dân tộc. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN)

Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các tới Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)

Tổng thống Dương Văn Minh đại diện nội các Ngụy quyền cảm ơn cách mạng sau khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh, 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN)

Sau khi quân giải phóng đánh chiếm Đài Phát thanh Sài Gòn, nhân viên, cán bộ kỹ thuật của Đài đã trở lại làm việc bình thường, thông báo tin chiến thắng và tin tức hoạt động của thành phố (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)

Tự vệ Sài Gòn thu dọn vũ khí của quân ngụy bỏ lại khi thua chạy. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn-Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. (Nguồn: TTXVN)

Quân giải phóng làm chủ Cảng Bạch Đằng thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)

Thanh thiếu niên Sài Gòn làm vệ sinh đường phố sau ngày giải phóng (1975). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)

Thanh niên Quận 3, thành phố Sài Gòn mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1975). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)

Theo The Travel (trang du lịch nổi tiếng của Canada), năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nhất ở châu Á. Trong ảnh: Dinh Độc Lập, nơi chứng kiến thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Theo Conde Nast Traveler Managine (Hoa Kỳ), Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 7 điểm đến hấp dẫn trong mùa Thu năm 2022. Trong ảnh: Công viên 30/4 và đường Lê Duẩn, ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Du khách quốc tế bên chiếc xe tăng đầu tiên của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Theo The Travel (trang du lịch nổi tiếng của Canada), năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nhất ở châu Á. Trong ảnh: Đông đảo các bạn trẻ trong và ngoài thành phố chụp ảnh tại Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những biểu tượng du lịch của thành phố. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Người dân hào hứng check in chợ Bến Thành - điểm đến nổi bật của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp lễ 2/9/2022. (Ảnh: Mỹ Phươnng/TTXVN)

Theo The Travel (trang du lịch nổi tiếng của Canada), năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nhất ở châu Á Trong ảnh: Tàu du lịch chở khách tham quan Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Diện mạo đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi không ngừng, hạ tầng hoàn thiện, khang trang, đời sống người dân được nâng cao. Trong ảnh: Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè dài khoảng 8,7km, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho hơn 1,2 triệu người dân sinh sống trong khu vực. (Nguồn: TTXVN)

Diện mạo đô thị thành phố Hồ Chí Minh thay đổi không ngừng, hạ tầng hoàn thiện, khang trang, đời sống người dân được nâng cao. Trong ảnh: Khu trung tâm Quận 1, TP Hồ Chí Minh nằm bên bờ sông Sài Gòn. (Ảnh Thanh Vũ/TTXVN)

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nguồn vốn, giao dịch, hàng hóa, tài chính...sẽ được vận dụng tối ưu nhằm xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh đến năm 2025. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Diện mạo đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi không ngừng, hạ tầng hoàn thiện, khang trang, đời sống người dân được nâng cao. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Diện mạo đô thị thành phố Hồ Chí Minh thay đổi không ngừng, hạ tầng hoàn thiện, khang trang, đời sống người dân được nâng cao. Trong ảnh: Nút giao thông Cát Lái, Thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021-2030 đồng bộ với cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Diện mạo đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi không ngừng, hạ tầng hoàn thiện, khang trang, đời sống người dân được nâng cao. Trong ảnh: Bến Nhà Rồng, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Công ty Ảnh Việt Hop on Hopoff VN đã ứng dụng thành công nhiều giải pháp công nghệ hiện đại vào phục vụ tuyến xe buýt du lịch 2 tầng vòng quanh Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ người dân và du khách. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Các học viên thực hành lập trình và vận hành Robot tại Trung tâm Đào tạo khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (SHTP-Training). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Trung tâm Y tế quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai thí điểm mô hình khám, chữa bệnh từ xa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (telemedicine), có thể cho phép các bác sỹ của trạm y tế kết nối với bác sỹ bệnh viện quận để hội chẩn các ca khó hoặc yêu cầu chuyển viện cấp cứu. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Quản lý, vận hành lưới điện bằng công nghệ thông tin tại Trung tâm điều độ hệ thống điện Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Tân Cảng Sài Gòn - cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Bảng thông tin vi phạm tốc độ mới được triển khai đầu năm 2022. Đây là ứng dụng mới nhất của Trung tâm điều hành giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Bốc xếp gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Nút giao thông An Sương (Thành phố Hồ Chí Minh) với quy mô 3 tầng, giúp giải quyết điểm đen về ùn tắc, tai nạn giao thông ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc TP Hồ Chí Minh, kết nối Thành phố với tỉnh Tây Ninh qua Quốc lộ 22 và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 1. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Du khách quốc tế khám phá Thành phố Hồ Chí Minh bằng xích lô. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tàu ra vào bốc xếp hàng hóa tại Cảng Tân cảng Cát Lái thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, sau khi được nâng cấp, sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) sẽ có sản lượng vận chuyển hành khách đạt 50 triệu lượt khách/năm, sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 0,8-1 triệu tấn/năm. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Công nhân làm việc trong nhà máy chế biến thủy sản COFIDEC, Khu Công Nghiệp, Đường Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Công nhân làm giày da trong nhà máy Công ty trách nhiệm hữu hạn Giày Gia Định, thành phố Thủ Đức. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) tiến hành đặt lắp đặt toa xe đầu tiên của đoàn tàu số 2 dự án tuyến metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên lên ray T1 tại depot Long Bình (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Bốc xếp hàng hóa tại Công ty Cổ phần cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/chien-thang-304-trang-su-hao-hung-tren-con-duong-dung-nuoc-giu-nuoc/859118.vnp