Chiêm ngưỡng vẻ bình yên, thơ mộng của con đường biển 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam

Điệp Sơn thủy đạo gây dấu ấn với khách du lịch bằng con đường mòn kéo dài gần 800m nối giữa hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn, có thể được xem là độc nhất vô nhị tại Việt Nam.

Điệp Sơn thủy đạo là con đường chìm dưới mặt nước biển nối liền 3 hòn đảo lớn nhỏ ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hang Dinh.

>> Xem thêm: Nét hùng vĩ, hoang sơ của con sông đi vào thơ Quang Dũng

Sáu giờ sáng hàng ngày, thủy triều rút, con đường cát xuất hiện, dài khoảng 500m, rộng từ 8m ở gần đảo, rồi nhỏ dần ra xa còn khoảng 2 - 3m. Khi thủy triều dâng, đường nằm chìm dưới mặt biển khoảng 1m. Ảnh: Hang Dinh.

>> Xem thêm: Vẻ quyến rũ của “vịnh không sóng” ngay cạnh thành phố Hồ Chí Minh

Khoảng thời gian đẹp nhất để dạo Điệp Sơn thủy đạo là 12 giờ trưa nắng khi từ đảo 1 qua đảo 2 nước vừa, không quá sâu. Từ đảo 2 qua đảo 3 nước rút lộ lên con đường cát trắng. Ảnh: Diem Dang Dung.

Hiện nay, địa điểm này chưa được khai thác du lịch. Ảnh: Diem Dang Dung.

Cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km, Điệp Sơn thủy đạo ngày càng được nhiều phượt thủ Việt chú ý đến. Ảnh: Hang Dinh.

Từ Nha Trang, bạn có thể di chuyển đến cảng Vạn Giã bằng xe khách, taxi hoặc xe máy. Tại cảng, tàu ra Điệp Sơn thường xuất phát trong khoảng thời gian 9 - 11 giờ trưa, đường đi mất 15 - 20 phút. Còn giờ về lại đất liền thường rơi vào lúc 5 - 6 giờ sáng. Ảnh: Hang Dinh.

Làn nước trong vắt ở Điệp Sơn thủy đạo. Ảnh: Hang Dinh.

Ảnh: Hang Dinh.

Đồ ăn thức uống cũng rất hạn chế mọi người muốn sử dụng cũng phải tự chuẩn bị. Ảnh: Hang Dinh.

Trên đảo không có nhà nghỉ nên muốn ở lại, du khách phải tự mang theo lều cắm trại trên biển. Ảnh: Hang Dinh.

Hoặc bạn cũng có thể xin ở nhờ nhà dân. Ảnh: Hang Dinh.

Ảnh: Hang Dinh.

Cùng sự kiện: CẢNH ĐẸP - THIÊN NHIÊN

Rùng mình trước những ngọn núi chết chóc nhất hành tinh

“Lạc trôi” vào điểm “săn” mây đẹp bậc nhất Việt Nam

Dòng sông màu ngọc lam đánh lừa các nhà khoa học

Lương Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn KH&PT: http://khoahocphattrien.vn/anh-clip/chiem-nguong-ve-binh-yen-tho-mong-cua-con-duong-bien-doc-nhat-vo-nhi-o-viet-nam/2017070809098285p1c936.htm