Cần xây dựng chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Bắc

Theo Nghị quyết 37-NQ/TW, vùng Tây Bắc gồm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ của 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường cả vùng Bắc Bộ. Với vai trò quan trọng như vậy, việc xây dựng một chương trình KH&CN phục vụ phát triển của vùng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Vấn đề này đã nhận được sự đồng tình cao của các nhà quản lý, nhà khoa học tại Hội nghị xây dựng chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Bắc do Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban chỉ đạo Tây Bắc cùng phối hợp tổ chức ngày 10.4.2012.

Theo Nghị quyết 37-NQ/TW, vùng Tây Bắc gồm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ của 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường cả vùng Bắc Bộ. Với vai trò quan trọng như vậy, việc xây dựng một chương trình KH&CN phục vụ phát triển của vùng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Vấn đề này đã nhận được sự đồng tình cao của các nhà quản lý, nhà khoa học tại Hội nghị xây dựng chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Bắc do Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban chỉ đạo Tây Bắc cùng phối hợp tổ chức ngày 10.4.2012.

Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ/ngành, cơ sở nghiên cứu, đào tạo đã tổ chức triển khai thành công nhiều chương trình KH&CN cấp quốc gia, trong đó có những chương trình “nền” trên phạm vi cả nước và cả các chương trình tổng hợp, liên ngành về nông thôn, biển đảo, biến đổi khí hậu hay về các vùng trọng điểm. Tuy nhiên, theo GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thì cho đến nay chưa có một chương trình nghiên cứu tổng thể toàn diện về vùng Tây Bắc với tầm nhìn chiến lược mang tính đột phá, tiếp cận và giải quyết các vấn đề của vùng theo quan điểm phát triển bền vững, liên ngành, liên lĩnh vực, tương xứng với vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng trong chiến lược phát triển của đất nước và chủ trương của Bộ Chính trị thể hiện ở Nghị quyết 37-NQ/TW. Các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin và bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành cùng các công cụ khai thác kèm theo phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và phát triển bền vững; bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc và từng tiểu vùng địa chính trị - kinh tế - sinh thái; phát triển, ứng dụng và chuyển giao một số hệ thống công nghệ tiên tiến và thích hợp cho các doanh nghiệp trong vùng nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế...

Tin và ảnh: VH , ND

Nguồn HĐKH: http://www.tchdkh.org.vn/ttchitiet.asp?code=18031