Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững'.

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững” và công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023” .

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của gần 300 đại biểu từ các Bộ, ngành Trung ương, các Hiệp hội, Hội ngành hàng sản xuất, thương mại, logistics, thương mại điện tử, cùng một số doanh nghiệp lớn trong từng ngành hàng và các cơ quan thông tấn báo chí.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Phiên thảo luận với chủ đề: “Chiến lược đầu tư bền vững và xu hướng M&A trong ngành Logistics và Thương mại điện tử” đã được diễn ra. Cùng với đó, các đại diện từ cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, Hội ngành hàng và doanh nghiệp cùng các chuyên gia đã có những cuộc đối thoại, thảo luận, chia sẻ về: Giải pháp phát triển bền vững ngành Logistics và Thương mại điện tử; Xu hướng phát triển Logistics và thương mại điện tử xanh; Xu hướng M&A trong ngành và thực trạng nhân lực ngành Logistics và thương mại điện tử.

Đồng thời, trong Hội thảo cũng đã diễn ra Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”, tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2022. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Bộ Công Thương biên soạn và xuất bản Báo cáo này.

Báo cáo Xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam 2023 đã cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ FTA và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Báo cáo này đã nhận được sự quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 đã đưa ra một số nội dung mới như: Xuất xứ hàng hóa; tình hình thực thi các hiệp định EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP; công tác triển khai đàm phán, ký kết, nâng cấp các hiệp định FTA; một số điểm mới trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu…

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu 2023, 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023 lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; trong khi đó, 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Cạn, Ninh Thuận, Cao Bằng, Đắk Nông, Hà Giang, Quảng Bình, Tuyên Quang.

Qua 8 năm xuất bản, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 đã tập hợp tương đối đầy đủ không chỉ riêng các hoạt động xuất nhập khẩu mà cả các hoạt động quản lý của các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác. Công tác biên soạn Báo cáo Xuất nhập khẩu hàng năm được Bộ Công Thương coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện tinh thần hỗ trợ, kiến tạo và đồng hành cùng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng; góp phần hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện:

Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”.

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của gần 300 đại biểu từ các Bộ, ngành Trung ương, các Hiệp hội, Hội ngành hàng sản xuất, thương mại, logistics, thương mại điện tử, cùng một số doanh nghiệp lớn trong từng ngành hàng.

 Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel Post cho biết, mặc dù sau Covid-19 đối mặt với các thách thức nhưng logistic Việt Nam đã phục hồi rất nhanh. Thách thức hiện nay là về pháp lý, hạ tầng giao thông, logistic, hạn chế doanh nghiệp logistics và thiếu nhân lực chất lượng cao.

Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel Post cho biết, mặc dù sau Covid-19 đối mặt với các thách thức nhưng logistic Việt Nam đã phục hồi rất nhanh. Thách thức hiện nay là về pháp lý, hạ tầng giao thông, logistic, hạn chế doanh nghiệp logistics và thiếu nhân lực chất lượng cao.

Theo ông Sơn, Viettel xác định hạ tầng quan trọng nhất là hạ tầng logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam có thể là cửa ngõ để vận chuyển hàng hóa của các nước vào Trung Quốc.

Theo ông Sơn, Viettel xác định hạ tầng quan trọng nhất là hạ tầng logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam có thể là cửa ngõ để vận chuyển hàng hóa của các nước vào Trung Quốc.

 Bà Lê Thị Hoài Thương – Quản lý Đối ngoại cấp cao của Nestle Việt Nam phân tích về các rủi ro liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng gia tăng. Hiện tại, các quy định ngày càng thắt chặt bao gồm: Dự luật về giám sát chuỗi cung ứng của EU, quy định của EU về không gây mất rừng, Đạo luật Cơ chế điều chỉnh Carbon biên giới – CBAM.

Bà Lê Thị Hoài Thương – Quản lý Đối ngoại cấp cao của Nestle Việt Nam phân tích về các rủi ro liên quan đến đứt gãy chuỗi cung ứng gia tăng. Hiện tại, các quy định ngày càng thắt chặt bao gồm: Dự luật về giám sát chuỗi cung ứng của EU, quy định của EU về không gây mất rừng, Đạo luật Cơ chế điều chỉnh Carbon biên giới – CBAM.

 Bà Phùng Thị Thanh Loan, Quản lý cấp cao, Dịch vụ Bất động sản công nghiệp, CBRE Logistics & Industrial lên tham luận với chủ đề: Bất động sản logistics - tiềm năng và cơ hội.

Bà Phùng Thị Thanh Loan, Quản lý cấp cao, Dịch vụ Bất động sản công nghiệp, CBRE Logistics & Industrial lên tham luận với chủ đề: Bất động sản logistics - tiềm năng và cơ hội.

Trong 2023, nhu cầu hỏi thuê của CBRE tại phía Bắc chủ yếu là khách hàng Trung Quốc, trong đó phía Nam vẫn là khách hàng Âu Mỹ

Trong 2023, nhu cầu hỏi thuê của CBRE tại phía Bắc chủ yếu là khách hàng Trung Quốc, trong đó phía Nam vẫn là khách hàng Âu Mỹ

Các đại diện từ cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, Hội ngành hàng và doanh nghiệp cùng các chuyên gia đã có những cuộc đối thoại, thảo luận, chia sẻ về: Giải pháp phát triển bền vững ngành Logistics và Thương mại điện tử; xu hướng phát triển Logistics và Thương mại điện tử xanh; xu hướng M&A trong ngành và thực trạng nhân lực ngành Logistics và Thương mại điện tử.

Các đại diện từ cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, Hội ngành hàng và doanh nghiệp cùng các chuyên gia đã có những cuộc đối thoại, thảo luận, chia sẻ về: Giải pháp phát triển bền vững ngành Logistics và Thương mại điện tử; xu hướng phát triển Logistics và Thương mại điện tử xanh; xu hướng M&A trong ngành và thực trạng nhân lực ngành Logistics và Thương mại điện tử.

 Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp cao, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng ngành thương mại điện từ và logistic như “hai chị em”. Hai lĩnh vực này có mối quan hệ chặt chẽ. Thương mại điện tử như “cô em gái” của logistics. Phần lớn thương mại điện tử phụ thuộc vào Logistics.Theo ông Hưng, hiện nay chiến lược chuyển đổi số quốc gia chỉ tập trung vào tăng trưởng mà không có “chữ nào” hay nói cách khác là không hề tập trung vào bảo vệ môi trường. Năm 2024, ông mong muốn các cơ quan liên quan nghiên cứu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử nên có thêm việc bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp cao, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng ngành thương mại điện từ và logistic như “hai chị em”. Hai lĩnh vực này có mối quan hệ chặt chẽ. Thương mại điện tử như “cô em gái” của logistics. Phần lớn thương mại điện tử phụ thuộc vào Logistics.Theo ông Hưng, hiện nay chiến lược chuyển đổi số quốc gia chỉ tập trung vào tăng trưởng mà không có “chữ nào” hay nói cách khác là không hề tập trung vào bảo vệ môi trường. Năm 2024, ông mong muốn các cơ quan liên quan nghiên cứu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử nên có thêm việc bảo vệ môi trường.

 Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, sự phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô đòi hỏi sự tăng trưởng dài hạn, cân nhắc giữa quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, cũng như sự cân đối giữa mục tiêu phát triển môi trường và kinh tế. Bà Lại Việt Anh nhấn mạnh, yếu tố quan trọng đầu tiên cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử là sự thay đổi trong nhận thức. Điều này bắt đầu từ quản lý nhà nước, sau đó là nhận thức của các doanh nghiệp. Sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp dẫn đến biến đổi của toàn bộ chuỗi giá trị mà họ tham gia vào thương mại điện tử. Sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cũng tác động ngược lại lên nhận thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bà Lại Việt Anh cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuối cùng, việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững, chính sách pháp luật và tăng cường liên kết vùng để giảm thiểu sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng là điều cần thiết.

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, sự phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô đòi hỏi sự tăng trưởng dài hạn, cân nhắc giữa quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, cũng như sự cân đối giữa mục tiêu phát triển môi trường và kinh tế. Bà Lại Việt Anh nhấn mạnh, yếu tố quan trọng đầu tiên cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử là sự thay đổi trong nhận thức. Điều này bắt đầu từ quản lý nhà nước, sau đó là nhận thức của các doanh nghiệp. Sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp dẫn đến biến đổi của toàn bộ chuỗi giá trị mà họ tham gia vào thương mại điện tử. Sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cũng tác động ngược lại lên nhận thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bà Lại Việt Anh cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao. Cuối cùng, việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững, chính sách pháp luật và tăng cường liên kết vùng để giảm thiểu sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng là điều cần thiết.

 Ông Đinh Hoài Nam - Giám đốc, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh SLP Việt Nam - cho biết một trong những chiến lược của đơn vị là làm việc trực tiếp với các đơn vị phát triển hạ tầng. SLP Việt Nam khi đầu tư vào thị trường sẽ không muốn tham gia xin dự án, giải phóng, nên mua lại các doanh nghiệp có tài sản có quỹ đất, quen mới môi trường, thẩm định pháp lý, khi đó công ty chỉ cần rót vốn đầu tư thì tiết độ thực hiện rất nhanh. Đây là công cụ hữu hiệu mà công ty vẫn đầu tư trên toàn thế giới.

Ông Đinh Hoài Nam - Giám đốc, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh SLP Việt Nam - cho biết một trong những chiến lược của đơn vị là làm việc trực tiếp với các đơn vị phát triển hạ tầng. SLP Việt Nam khi đầu tư vào thị trường sẽ không muốn tham gia xin dự án, giải phóng, nên mua lại các doanh nghiệp có tài sản có quỹ đất, quen mới môi trường, thẩm định pháp lý, khi đó công ty chỉ cần rót vốn đầu tư thì tiết độ thực hiện rất nhanh. Đây là công cụ hữu hiệu mà công ty vẫn đầu tư trên toàn thế giới.

Đại diện Tập đoàn VNPT đặt câu hỏi.

Đại diện Tập đoàn VNPT đặt câu hỏi.

 Bà Cao Cẩm Linh - Trưởng Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam cho biết, hiện tại điểm yếu của các doanh nghiệp nội địa là việc thương thảo. Các doanh nghiệp nội địa chưa kịp lớn đã bị mua bán sáp nhập. Các doanh nghiệp Việt đang gặp bất lợi, với xu thế này các doanh nghiệp Việt đang khoác một chiếc áo hơi rộng nên cần có các doanh nghiệp nước ngoài chuyên nghiệp hỗ trợ.

Bà Cao Cẩm Linh - Trưởng Ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam cho biết, hiện tại điểm yếu của các doanh nghiệp nội địa là việc thương thảo. Các doanh nghiệp nội địa chưa kịp lớn đã bị mua bán sáp nhập. Các doanh nghiệp Việt đang gặp bất lợi, với xu thế này các doanh nghiệp Việt đang khoác một chiếc áo hơi rộng nên cần có các doanh nghiệp nước ngoài chuyên nghiệp hỗ trợ.

 Theo ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, xu hướng của ngành Logistics hiện đại là hướng tới tự động hóa, cắt giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng. Ông Trung cũng nhấn mạnh, việc chuyển đổi số đang được thực hiện mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp như VNPT, Mobiphone, và những nỗ lực này luôn nhận được sự ủng hộ vì phù hợp với mong muốn của Hiệp hội trong việc tận dụng nguồn lực trong nước. Các công ty Việt Nam có lợi thế trong việc đổi mới sáng tạo, đồng lòng với tác nghiệp và có giá thành cạnh tranh. Các cảng biển Việt Nam hiện tại đang hướng tới mô hình cảng thông minh, áp dụng các công nghệ tự động hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức khi các sản phẩm buộc phải sử dụng công nghệ nước ngoài. Việc thiết kế giao diện cần ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước. Các đơn vị khác cần hợp tác với các doanh nghiệp tổng công ty hàng hải để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và thực hành thực tiễn.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, xu hướng của ngành Logistics hiện đại là hướng tới tự động hóa, cắt giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng. Ông Trung cũng nhấn mạnh, việc chuyển đổi số đang được thực hiện mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp như VNPT, Mobiphone, và những nỗ lực này luôn nhận được sự ủng hộ vì phù hợp với mong muốn của Hiệp hội trong việc tận dụng nguồn lực trong nước. Các công ty Việt Nam có lợi thế trong việc đổi mới sáng tạo, đồng lòng với tác nghiệp và có giá thành cạnh tranh. Các cảng biển Việt Nam hiện tại đang hướng tới mô hình cảng thông minh, áp dụng các công nghệ tự động hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức khi các sản phẩm buộc phải sử dụng công nghệ nước ngoài. Việc thiết kế giao diện cần ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước. Các đơn vị khác cần hợp tác với các doanh nghiệp tổng công ty hàng hải để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và thực hành thực tiễn.

 Bà Vũ Quỳnh Chi, đại diện của Techcombank, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với những cơ hội và sự phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam. Bà Chi cho biết, Techcombank đang tập trung vào việc phân tích nhu cầu của khách hàng và xác định các ngành trọng tâm để đầu tư mạnh mẽ từ nguồn lực phân tích, chuyên gia phát triển và giải pháp tiên phong, táo bạo. Đơn vị này đã đầu tư 500 triệu USD vào công nghệ. Logistics là một trong 30 ngành trọng tâm mà Techcombank đang tập trung phát triển và đầu tư. Bà Chi nhấn mạnh rằng, đơn vị cần tư vấn, lắng nghe nhu cầu, vướng mắc và điểm cần đổi mới sáng tạo để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Bà Vũ Quỳnh Chi, đại diện của Techcombank, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với những cơ hội và sự phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam. Bà Chi cho biết, Techcombank đang tập trung vào việc phân tích nhu cầu của khách hàng và xác định các ngành trọng tâm để đầu tư mạnh mẽ từ nguồn lực phân tích, chuyên gia phát triển và giải pháp tiên phong, táo bạo. Đơn vị này đã đầu tư 500 triệu USD vào công nghệ. Logistics là một trong 30 ngành trọng tâm mà Techcombank đang tập trung phát triển và đầu tư. Bà Chi nhấn mạnh rằng, đơn vị cần tư vấn, lắng nghe nhu cầu, vướng mắc và điểm cần đổi mới sáng tạo để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Thế Duy

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/can-lam-gi-de-bat-kip-xu-huong-hien-dai-hoa-logistics-va-thuong-mai-dien-tu-320420.html