Cận cảnh nhà chờ tuyến xe buýt nhanh Yên Nghĩa - Kim Mã

Khởi công năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2015 với mức đầu tư khoảng 53 triệu USD. Đến nay, dự án này vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng, có chiều dài khoảng 14,7km, có điểm đầu là bến xe Yên Nghĩa và điểm cuối là bến xe Kim Mã.

Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng, có chiều dài khoảng 14,7km, có điểm đầu là bến xe Yên Nghĩa và điểm cuối là bến xe Kim Mã.

Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn hàng loạt bất cập về phương án tổ chức giao thông, thiết kế kỹ thuật của xe buýt BRT khi áp dụng vào thực tế.

Tuyến xe BRT đi theo lộ trình Kim Mã - Giang Văn Minh - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Bến xe Yên Nghĩa.

Mới đây Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý chủ trương theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố khẩn trương đưa ga vào hoạt động, phát huy tối đa hiệu quả, tiết kiệm các chi phí không cần thiết, đảm bảo tiện lợi và an toàn cho hành khách.

Thành ủy yêu cầu khẩn trương có phương án tổ chức giao thông, cho xe chạy thử nghiệm, vạch sơn chia làn, rào ngăn, còi... nhằm bảo đảm tối đa về an toàn giao thông.

Bảo đảm tránh lãng phí số xe BRT đã đặt sản xuất.

Cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ đang được thi công trên đường Tố Hữu

Hành khách tiếp cận nhà chờ xe buýt để lên xe qua hệ thống cầu thang hai bên vỉa hè tuyến phố.

Lối đi từ trạm chờ xe buýt ra cầu thang bộ qua đường đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách.

Để tạo sự thuận lợi cho hành khách các trạm chờ sẽ bổ sung bố trí quạt, máy thu hình, wifi miễn phí, cây xanh... phấn đấu tuyến buýt nhanh BRT vào khai thác sử dụng trong tháng 12/2016./.

Đỗ Hưng/VOV.VN

Nguồn VOV: http://vov.vn/xa-hoi/can-canh-nha-cho-tuyen-xe-buyt-nhanh-yen-nghia-kim-ma-556096.vov