Cần ăn gì khi hạ đường huyết?

Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Ảnh minh họa

Đường gluco có vai trò rất quan trọng, nó được đưa đến khắp các bộ phận trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng để đảm bảo cho sự sống con người. Khi lượng đường này sụt giảm, tuyến tụy sẽ giải phóng glucagon, một hooc môn giúp cơ thể phá vỡ lượng gluco dự trữ trong máu. Vậy, những người bị hạ đường huyết thì nên ăn gì?

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt đã không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B. Ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, có thể gây ra chóng mặt đột ngột và dữ dội. Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và đang điều trị bệnh đái tháo đường.

Ngoài việc giám sát glucose máu thường xuyên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Một món ăn có chứa 15-20 gram carbohydrate như một phương tiện để khắc phục suy giảm lượng đường trong máu đột ngột. Ví dụ về các loại thực phẩm có chứa 15-20 gam carbohydrate bao gồm 1/2 ly nước ép trái cây nguyên chất; soda có đường và hai muỗng canh nho khô không đường hoặc trái cây khô khác.

Lên kế hoạch bữa ăn là một phần thiết yếu giúp bạn kiểm soát chứng hạ đường huyết. Để tránh hạ đường huyết, bạn cần ăn đủ lượng carbohydrates trong mỗi bữa ăn; ăn vặt giữa các bữa ăn, trước khi tập thể dục và trước khi đi ngủ. Lượng carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người cần tiêu thụ khoảng 45-60g carbohydrates cho mỗi bữa ăn.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/can-an-gi-khi-ha-duong-huyet-post176807.html