Cách chăm sóc vùng da bị hăm tã của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc vùng da bị hăm tã của trẻ sơ sinh, giúp trẻ giảm bớt khó chịu, bớt quấy khóc.

Cách chăm sóc vùng da bị hăm tã của trẻ sơ sinh

Chứng hăm tã thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đóng bỉm không ít thì nhiều cũng bị một lần bị hăm tã. Áp dụng những cách đơn giản dưới đây bạn sẽ mau chóng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoát khỏi tình trạng hăm tã.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm tã nếu không được chăm sóc đúng cách. (Ảnh minh họa)

Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế có tính mát và sát khuẩn cao, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng trong người. Bên cạnh đó, lá khế còn được dùng trong việc điều chế các bài thuốc Bắc có tính mát nhằm điều trị các bệnh rôm, sẩy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa. Vf vậy, dùng lá khế chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả và an toàn.

Bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra vẩy cho ráo nước. Tuốt bỏ phần cứng của lá, sau đó cho vào giã nát với vài hạt muối trắng, thêm chút nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc lấy nước sau đó lấy khăn xô mỏng lọc lại lần nữa. Bạn nhớ là dụng cụ làm phải được khử trùng sạch sẽ.

Sau khi vệ sinh vùng đeo tã cho bé, bạn lấy chiếc khăn sạch, chấm nước lá khế rồi chấm lên vùng hăm của bé. Mẹ làm khoảng 2-3 lần/ ngày, liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cây mã đề giúp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

Phương Vũ (T/h)

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song/nuoi-con/cach-cham-soc-vung-da-bi-ham-ta-cua-tre-so-sinh-d102759.html