Các thiết kế cần số tự động của xe hơi

Ít ai để ý thiết kế cần số tự động lại có nhiều hình thức thể hiện đa dạng và thú vị từ cần gạt sau vô-lăng tới nút bấm trên táp-lô.

Bảng số bấm trên xe Chaika GAZ-13 thời Xô Viết.

Loại cơ cấu chuyển số hiếm nhất có lẽ là kiểu nút bấm. Ví dụ như kiểu nút bấm dùng cho chiếc limousine Chaika GAZ-13 của Liên Xô. Bạn có thể thấy 4 nút bấm màu đen nằm bên trái vô-lăng trên táp-lô điều khiển. Thiết kế này không phổ biến trên xe con, và ngày nay chỉ những người may mắn hiếm hoi mới có thể trải nghiệm, ví dụ như chủ sở hữu các siêu xe Ferrari và Aston Martin. Còn với xe buýt, việc sử dụng cơ cấu nút bấm điều chỉnh hộp số tự động không thực tế.

Nút ấn số tự động - chi tiết hiếm trong xe con. Aston Martin Rapide với các nút ấn số nằm dưới lỗ thông gió trung tâm.

Một dạng cần số tự động khác trong lịch sử đương đại là kiểu núm xoay. Núm xoay là một giải pháp phi truyền thống và kiểu cách. Có thể thấy việc sử dụng cần số núm xoay ở các mác xe Anh Jaguar và Land Rover. Một loạt mẫu xe của 2 hãng xe trên sử dụng cần số kiểu núm xoay. Điều đáng ngạc nhiên hơn là cần số kiểu núm xoay cũng được sử dụng cho chiếc pick-up RAM hầm hố, dù mẫu xe nay mang đậm phong cách truyền thống của Mỹ!

Pick-up RAM không thể duy trì bản sắc Mỹ khi sử dụng cần số kiểu núm xoay.

Hộp số tự động khởi đầu với kiểu cần số bố trí dưới vô-lăng. Đó là phong cách thế giới xe Mỹ đầu thế kỷ XX, và kiểu bố trí này thịnh hành trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên cho đến nay kiểu cần số này gần như đã chấm dứt. Hiện trong số 3 “ông lớn” Mỹ (GM, Ford, Chrysler), sản xuất các dòng pick-up bán chạy nhất, chỉ Chevrolet Silverado, Ford F-150 và RAM còn sử dụng kiểu cần số này.

Cadillac Escalade, Chevrolet Silverado, Tahoe, Suburban vẫn theo đuổi kiểu cần số tự động bố trí dưới vô-lăng theo truyền thống Mỹ.

Mercedes-Benz là thương hiệu ôtô nữa sử dụng rộng rãi kiểu cần số dưới vô-lăng, bắt đầu vào giữa những năm 2000. BMW cũng từng sử dụng kiểu cần số này, duy nhất cho chiếc 7-Series khung gầm E65 năm 2001. Thậm chí chiếc 6-Series 2 cửa cùng họ cũng vẫn sử dụng cần số theo phong cách cổ điển, cũng như dòng 7-Series tiếp theo, trình làng năm 2008.

Có thể nói xe con Nga cũng gia nhập xu hướng sử dụng số tự động. Tuy nhiên phải tới năm 2012, số tự động mới xuất hiện trên chiếc Lada Grant. Dù vậy, các lái xe Liên Xô từ lâu đã quen với kiểu cần số dưới vô-lăng, do nó xuất hiện ngay sau chiến tranh trên chiếc Pobeda.

Kiểu cần số ở bệ trung tâm truyền thống được sử dụng từ Lada cho đến Bentley.

Loại cần số tự động phổ biến nhất được bố trí trên bệ trung tâm giữa 2 ghế trước. Thiết kế cổ điển này vẫn thịnh hành với đại đa số các mác xe với tổng công suất xuất xưởng hàng chục triệu chiếc mỗi năm. Mặc dù trong phân khúc xe cao cấp, cần số tự động vẫn bố trí theo kiểu truyền thống, song về hình thức chúng đã chuyển sang kiểu joystick điện tử thô sơ.

Đến cuối thập niên 1990, người tiêu dùng bắt đầu làm quen với cơ cấu cần số tự động có thêm cơ cấu cho phép lựa chọn nấc số theo ý muốn.

Một trong các cơ cấu chọn số đầu tiên không dùng cần số truyền thống - lẫy chọn số trên vô-lăng Audi A4 cuối thập niên 1990.

Mỗi nhà sản xuất lại có một cách thể hiện chế độ đi số tay (manual). Ví dụ như xe do 3 ông lớn Đức sản xuất từ nửa sau những năm 1990. Với Audi, cần số phải chuyển sang phải từ nấc D và việc đổi số thực hiện theo chuyển động lên xuống. Tập đoàn BMW cũng áp dụng kiểu chuyển số này, xong cần số cần gạt sang trái. Xe của Mercedes-Benz lại có thể chuyển số trực tiếp từ nấc D khi gạt cần số qua trái và phải.

Hình trái, cần số có lẫy chuyển số bên trên. Kiểu thiết kế này có thể thấy trên Opel Mokka. Hình phải, cần số của SsangYong Actyon.

Tiếp theo, hầu như ở tất cả các xe, việc chuyển số bằng tay của số tự động được chia thành 2 kiểu. Với các xe giá rẻ và phổ thông, việc chuyển số bằng tay vẫn được thực hiện qua cần số truyền thống. Ngoại lệ: một số mẫu xe của Chevrolet, Opel và Ford, được trang bị cấu trúc tăng/giảm số bằng cách bấm ngón cái khá bất tiện. Thậm chí người Hàn Quốc trong một thời gian cũng sử dụng cơ cấu này trên SsangYong Actyon và vẫn sử dụng kiểu cần này với mẫu xe Tivoli mới.

Lẫy chuyển số dưới vô-lăng Ferrari - thiết bị chuẩn cho các xe thể thao và xe cao cấp.

Các dòng xe thể thao cao cấp vẫn trung thành với 2 lẫy dưới vô-lăng để chuyển số. Một lẫy được dùng để tăng số (ghi dấu +) và lẫy kia dùng giảm số (-). Một trong những hãng đi tiên phong trong việc ứng dụng cơ cấu này là Audi.

Cần số tự động của Citroen C4 Picasso gắn trên trục lái, song không ở bên phải, dưới vô lăng như Mercedes mà ở bên cạnh, chếch lên trên nên có thể khiến người điều khiển nhầm lẫn.

Nguồn Xe Đời Sống: http://xedoisong.vn/nhip-song/cac-thiet-ke-can-so-tu-dong-cua-xe-hoi-16327.html