Các nước EU đồng loạt rút khỏi Hiệp ước bảo vệ nhiên liệu hóa thạch

Nghị viện châu Âu (MEP) đã phê chuẩn hôm thứ Tư việc các nước EU đồng loạt rút khỏi hiệp ước Hiến chương Năng lượng quốc tế, được cho là để bảo vệ các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch với khoảng 10 quốc gia thành viên, bao gồm cả Pháp, đã tuyên bố sẽ rời đi.

Một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Đức, Ba Lan và Pháp, đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước quốc tế ECT, trước khi Ủy ban châu Âu đề xuất một lối thoát tập thể vào tháng 7 năm ngoái. Ảnh AFP

Ủy ban châu Âu đã đề xuất vào tháng 7/2023 rằng EU và các quốc gia thành viên “rút lui một cách đồng loạt và có trật tự” khỏi một hiệp ước năng lượng được coi là “không phù hợp với tham vọng về khí hậu của châu Âu”.

Sau khi được xác nhận vào đầu tháng 3/2024, cuộc họp của Nghị viện châu Âu trong phiên họp toàn thể ở Strasbourg lần lượt bật đèn xanh với 560 phiếu (43 phiếu chống, 23 phiếu trắng). Hiện tại chỉ còn đợi sự phê chuẩn chính thức cuối cùng của các quốc gia.

Một hiệp ước được ký kết sau Chiến tranh Lạnh

Tuy nhiên, các quốc gia này sẽ vẫn được tự do phê duyệt việc “hiện đại hóa” Hiệp ước hiện đang được thảo luận và vẫn là thành viên - điều mà Hungary, Slovakia, Malta và Síp đặc biệt yêu cầu. Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) được ký năm 1994, khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhằm đưa ra sự đảm bảo cho các nhà đầu tư ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

Tập hợp EU và khoảng 50 quốc gia, ECT cho phép các công ty gửi yêu cầu bồi thường tới tòa án trọng tài khi các quyết định và môi trường pháp lý của chính phủ ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư của họ.

Và điều này áp dụng cho cả những chính sách ủng hộ khí hậu: Vào năm 2022, Ý phải bồi thường khoảng 200 triệu euro cho công ty dầu mỏ Rockhopper vì đã từ chối cấp giấy phép khoan ngoài khơi. Công ty năng lượng RWE của Đức đã yêu cầu - trước khi từ bỏ - 1,4 tỷ euro từ The Hague để bồi thường thiệt hại cho một nhà máy nhiệt điện bị ảnh hưởng bởi các quy định chống than của Hà Lan.

Ngăn chặn truy tố

Đối mặt với sự gia tăng tranh chấp, người châu Âu lần đầu tiên cố gắng hiện đại hóa văn bản để ngăn chặn những tuyên bố mang tính cơ hội và dần dần loại bỏ dầu khí. Nhưng do không có sự thỏa hiệp, khoảng 10 quốc gia EU (Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Luxembourg, Ba Lan…) đã quyết định rút khỏi hiệp ước vào cuối năm 2022. Ý đã rời khỏi vào năm 2015. Bên ngoài EU, Anh tuyên bố rút lui vào ngày 22/2.

Văn bản được thông qua hôm thứ Tư “là một tín hiệu tập thể, một sức nặng chính trị thực sự giúp củng cố lộ trình khí hậu của chúng ta”, Christophe Grudler, báo cáo viên của Renew MEP, nói với AFP.

Chắc chắn, tất cả các quốc gia vẫn lo ngại về “điều khoản tồn tại” của ECT, vốn vẫn bảo vệ công trình dầu khí được quy định trong Hiệp ước trong 20 năm, sau khi một quốc gia ký kết rút lui. Nhưng ông Grudler tin rằng việc rút quân có phối hợp này có thể giúp ngăn chặn các vụ truy tố trong EU.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cac-nuoc-eu-dong-loat-rut-khoi-hiep-uoc-bao-ve-nhien-lieu-hoa-thach-710083.html