Bộ binh cơ giới: Vũ khí ưu việt của Đức trong CTTG 2

Không phải Mỹ hay Liên Xô, mà Đức mới là nước đưa ra một định nghĩa đúng nhất về cơ giới hóa bộ binh, yếu tố giúp họ chiến thắng trên chiến trường.

Bộ binh cơ giới là không phải là điều gì đó quá mới mẻ trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi trước đó trong CTTG 1 nó đã manh nha xuất hiện nhưng chưa thực sự rõ nét. Nhưng trên thực tế chẳng có mấy quốc gia quan tâm tới khái niệm quân sự mới mẻ này, nhưng trong mắt người Đức "bộ binh cơ giới" lại là một thứ vũ khí có thể giúp họ chiến thắng cuộc chiến mà họ sắp thực hiện. Nguồn ảnh: Axis.

Về cơ bản, có thể hiểu khái niệm bộ binh cơ giới đơn giản là các đơn vị bộ binh kết hợp với các đơn vị vận tải thiết giáp hạng nhẹ. Các đơn vị thiết giáp này sẽ di chuyển với tốc độ cao, thọc sâu vào phòng tuyến địch. Gặp địch ở đâu, bộ binh sẽ xuống xe chiến đấu ở đó, sau đó lại lên xe di chuyển tiếp. Nguồn ảnh: Axis.

Với kiểu di chuyển thần tốc trên chiến trường bằng phương tiện cơ giới như vậy, một ngày, một đơn vị bộ binh cơ giới của Đức quốc xã có thể di chuyển được quãng đường sâu hàng vài trăm kilomets vào sâu trong phòng tuyến của đối phương miễn là có đủ hậu cần, xăng dầu, lương thực và đạn dược. Nguồn ảnh: Getty.

Lực lượng này hoàn toàn phù hợp với kiểu tác chiến luồn sâu, đánh nhanh thắng nhanh mà quân Đức thường sử dụng trong giai đoạn đầu thế chiến. Nhất là khi các loại vũ khí chống tăng của các nước ở châu Âu thời bấy giờ còn quá kém phát triển, người lính thuộc lực lượng bộ binh cơ giới gần như sẽ an toàn tuyệt đối bên trong những chiếc xe bọc thép chở quân. Nguồn ảnh: Panzer.

Việc tăng tốc độ hành quân cho bộ binh cũng giúp các lực lượng này có khả năng bắt kịp các đơn vị tăng-thiết giáp của Đức. Các đơn vị tăng-thiết giáp của Đức vốn được coi là các mũi nhọn tấn công và có tốc độ hành quân rất nhanh, nếu bộ binh hành quân bộ sẽ khó có thể bám kịp được. Nguồn ảnh: History.

Bộ binh cơ giới của Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai thường hành quân trên những xe bán xích (half-track). Những xe này được bọc thép đủ dày để chống lại hỏa lực súng bộ binh của đối phương, có mui trần và có cửa hậu giúp việc đổ quân diễn ra cực kỳ nhanh. Nguồn ảnh: Axis.

Loại bán xích được sử dụng nhiều nhất là Sd.Kfz. 251. Loại phương tiện này được Đức bắt đầu sản xuất từ năm 1939, có khả năng chở theo 10 lính với đầy đủ trang thiết bị và đạt tốc độ tối đa lên tới trên 50 km/h. Nguồn ảnh: WWII.

Mặc dù hỏa lực của Sd.Kfz. 251 chỉ dừng lại ở các khẩu súng máy MG 34 hay MG 42. Nhưng như vậy là quá đủ khi các đơn vị Sd.Kfz. 251 thường di chuyển bên cạnh những đơn vị thiết giáp xe tăng với hỏa lực đủ để áp chế mọi sự kháng cự của đối phương. Nguồn ảnh: Gentle.

Về một khía cạnh nào đó, có thể coi bộ binh cơ giới như lực lượng bộ binh tùng thiết, chuyên chiến đấu, tác chiến bên cạnh các lực lượng xe tăng ngày nay. Tuy nhiên, lực lượng bộ binh tùng thiết thường được nhấn mạnh nhiệm vụ là chiến đấu, bảo vệ xe tăng. Trong khi nhiệm vụ của lực lượng bộ binh cơ giới lại được nhấn mạnh là "bắt kịp tốc độ hành quân của xe tăng". Nguồn ảnh: Flickr.

Do trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, vũ khí chống tăng của các bên quá nghèo nàn nên nhiệm vụ bảo vệ xe tăng của lực lượng bộ binh cơ giới cũng trở nên nhẹ nhàng không kém. Nguồn ảnh: Stab.

Chủ yếu, nhiệm vụ của lực lượng bộ binh cơ giới của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là bình định và dọn dẹp bãi chiến trường bị bỏ lại sau khi các đơn vị xe tăng đã cầy nát trận địa phòng thủ của đối phương. Nguồn ảnh: GOTT.

Tới những năm cuối chiến tranh, do thiếu tiếp tế và sản lượng sản xuất xe thiết giáp bị giảm xút nghiêm trọng khiến cho chỉ có 11% số đơn vị bộ binh cơ giới của Đức được trang bị xe bán xích Sd.Kfz. 251, còn lại phải sử dụng xe tải làm phương tiện thay thế. Điều này đã làm giảm sức chiến đấu của lực lượng bộ binh cơ giới xuống rất thảm hại. Nguồn ảnh: Youtube.

Tới ngày nay, bộ binh cơ giới không còn là lực lượng tác chiến của riêng người Đức mà đã xuất hiện trong quân đội nhiều nước trên thế giới và tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu tác chiến mà mỗi nước tự xây dựng cho mình một khái niệm bộ binh cơ giới phù hợp. Nhưng nhìn chung chúng vẫn dựa trên những gì mà người Đức từng làm trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Youtube.

Đối với Quân đội Đức ngày nay, bộ binh cơ giới vẫn được coi là một trong lực lượng nòng cốt trong tác chiến trên bộ, họ được trang bị hiện đại và thiện chiến bậc nhất trong các lực lượng bộ binh Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khác với lực lượng bộ binh cơ giới thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng bộ binh cơ giới hiện đại của Đức ngày nay còn có khả năng đối đầu trực diện, tiêu diệt các đơn vị tăng-thiết giáp của đối phương với các loại vũ khí chống tăng hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bo-binh-co-gioi-vu-khi-uu-viet-cua-duc-trong-cttg-2-921061.html