Bệnh tim mạch có thể chủ động phòng ngừa tích cực được

Đó là một trong những thông điệp chính của Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 15 diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/10/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Tham dự đại hội có khoảng 3000 đại biểu tham dự và có hơn 300 báo cáo viên là các giáo sư, tiếnsĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch học trong nước; đặc biệt, trong đó còn có sự tham gia của hơn 40 các GS,TS, BS đầu ngành tim mạch đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp thì năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 46%. Hiện cứ 4 người lớn ở Việt nam có ít nhất 1 –2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt mọi người hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa tích cực bệnh tim mạch bằng cách tác động tới các yếu tố nguy cơ

Tuy nhiên theo GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa tích cực bệnh tim mạch bằng cách tác động tới các yếu tố nguy cơ cũng như điều trị tích cực bệnh và phòng ngừa thứ phát. Ví dụ , chỉ cần giảm được 5 mmHg huyết áptâm thu có thể giảm được 14% tử vong do đột quỵ, giảm 9% tử vong do bệnh động mạch. Có những biện pháp tưởng như đơn giản nhưng làm giảm đáng kể các nguy cơ tim mạch, ví dụ, tập thể dục đều hàng ngày (làm giảm 4,9 mmHg huyết áp tâm thu); giảm lượng muối ăn dưới 1800 mg/ngày giúp làm giảm khoảng 5,1 mmHg huyết áp tâm thu ở bệnh nhân tăng huyết áp...

Nhiều tiến bộ khoa học trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Đại hội cũng là dịp trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹthuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.

Linh San

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/benh-tim-mach-co-the-chu-dong-phong-ngua-tich-cuc-duoc-n123449.html