Bé gái 2 tuổi dậy thì sớm và những thông tin cha mẹ nào cũng cần biết về bệnh này

Charlene Denton, một phụ nữ Anh có con gái bắt đầu dậy thì khi mới lên 2 tuổi, chia sẻ với đài Good Morning ITV của Anh rằng, cô đã phát hiện những dấu hiệu của dậy thì sớm trên cơ thể con mình.

“Ngay sau khi tổ chức sinh nhật lần thứ 2 cho con gái, tôi đã nhận thấy nhũ hoa của bé bắt đầu phát triển to lên. Ban đầu các bác sĩ trấn an tinh thần vợ chồng tôi rằng cơ thể bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng sau đó, con gái tôi lại bắt đầu phát triển nhũ hoa thứ hai. Tôi đã đưa con gái trở lại và được bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác con có bị dậy thì sớm hay không. Kết quả khiến chúng tôi vô cùng sốc. Trước đó, tôi chưa từng nghe nói đến chứng bệnh này”, Charlene Denton nói.

Tuổi dậy thì được coi là một mốc quan trọng trong sự phát triển thể chất của bất cứ ai, đánh dấu sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Trong khi bình thường bé gái dậy thì từ 11-14 tuổi, bé trai là 12-16 tuổi thì những đứa trẻ mắc bệnh dậy thì sớm sẽ không dậy thì vào độ tuổi thông thường này. Trong một số trường hợp, đứa trẻ sẽ mắc chứng bệnh hiếm gặp, sau đó sớm phát triển thành bệnh dậy thì sớm, khiến cơ thể trẻ bắt đầu phát triển như một người lớn khi mới 2 tuổi.

Cụm từ "dậy thì sớm" đang được nhiều chuyên gia sức khỏe quan tâm trong những năm gần đây khi tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) thống kê về độ tuổi dậy thì của các bé gái đang có hiện tượng sớm hơn 2-3 năm, trong khi bé trai cũng sớm hơn 1-2 năm. Đi cùng với sự phát triển sớm của tuổi dậy thì, một số nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển sớm hơn của các bệnh mãn tính như đái tháo đường, béo phì, và những bệnh liên quan đến hormone sinh dục estrogen. Ví dụ như ung thư vú có liên hệ gần gũi với sự dậy thì sớm ở các bé gái.

Thế nào là bệnh dậy thì sớm?

Dậy thì sớm là một bệnh lý có nguyên nhân xuất phát từ hormone tuyến yên và vùng dưới đồi trong não được giải phóng sớm, từ đó kích thích sự sản xuất estrogen.

Căn bệnh có thể xảy ra ngay cả với những đứa trẻ 2 tuổi. Hiện tại căn bệnh này không xác định được độ tuổi dễ mắc nhất một cách chính xác nhưng các chuyên gia y tế nói chung là dậy thì sớm thường xảy ra ở bé trai nhỏ hơn 8 tuổi và bé gái nhỏ hơn 9 tuổi.

Dậy thì sớm ảnh hưởng từ 5000 – 10000 trẻ em ở Anh, phổ biến hơn ở bé gái từ 5-10 lần so với bé trai.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh dậy thì sớm?

Trong khoảng 90% bé gái và 50% bé trai sẽ gặp phải trải nghiệm dậy thì sớm. Các chuyên gia y tế cho biết không có nguyên nhân cơ bản có thể xác định là nguyên nhân gây nên căn bệnh đáng sợ này. Với nguyên nhân được xác định, bệnh dậy thì sớm thường do một trong hai sự bất thường liên quan đến não bộ hay cơ thể có một số bất thường như xuất hiện khối u, xuất hiện những bất thường về di truyền ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận, gây khủng hoảng vì thừa các hormone sinh dục.

Béo phì cũng góp phần khiến trẻ bị dậy thì sớm. Sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em cho thấy độ tuổi trung bình bắt đầu tuổi dậy thì ở Mỹ và châu Âu ngày càng sớm hơn bởi các tế bào mỡ trong cơ thể lưu trữ nhiều estrogen hơn. Điều này đặc biệt phổ biến ở những bé gái.

Các dấu hiệu của chứng bệnh dậy thì sớm là gì?

Các dấu hiệu của dậy thì sớm bao gồm nhũ hoa phát triển, tăng trưởng chiều cao nhanh chóng, xuất hiện kinh nguyệt, mụn trứng cá, tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách.

Nhưng tình trạng của bệnh dậy thì sớm thường khó khăn hơn những gì bạn nghĩ trong chẩn đoán bệnh. Paul Kaplowitz, một bác sĩ tại Trung tâm Y tế Quốc gia của trẻ em ở Washington DC, đã từng nói “chỉ có 1 trong số 10 trẻ em xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm là bị bệnh dậy thì sớm thực sự”.

Giải thích về điều này, Paul Kaplowitz cho rằng, nhiều đứa trẻ có thể phát triển cô lập tuyến vú và lông mu mà không có những triệu chứng khác. Điều này cho thấy bọn trẻ có những dấu hiệu của dậy thì sớm nhưng xét về các biến thể lại hoàn toàn bình thường nên chúng không nằm trong nhóm đối tượng dậy thì sớm.

Căn bệnh dậy thì sớm có cần điều trị không?

Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân. Mục tiêu của quá trình điều trị nhằm giúp trẻ có thể phát triển đến một chiều cao trưởng thành hoàn toàn bình thường vì dậy thì sớm có thể khiến trẻ bị còi cọc khi hết tuổi trưởng thành.

Trong trường hợp không có những dấu hiệu cơ bản như trên, trẻ sẽ được điều trị hiệu quả bằng thuốc, thường được tiến hành tiêm hàng tháng.

(Nguồn: Tổng hợp)

Nguồn aFamily: http://afamily.vn/be-gai-2-tuoi-bi-day-thi-som-va-nhung-thong-tin-cha-me-nao-cung-can-biet-ve-chung-benh-nay-20160919011452889.chn