Bảo tàng côn trùng y học độc nhất ở Việt Nam

Các mẫu vật đang lưu trữ, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng côn trùng y học (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) được thu thập từ các vùng khác nhau trên cả nước, gồm 42.296 mẫu vật chủ và mẫu vật côn trùng.

Bảo tàng được thành lập năm 1957, từ khi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Hà Nội) thành lập. Khi đó gọi là Phòng lưu giữ, bảo quản mẫu vật. Đến năm 2003, được nâng cấp và có tên là Bảo tàng côn trùng. Với hàng nghìn vật mẫu vật được lưu trữ và trưng bày trong đó có nhiều mẫu chuẩn. Bảo tàng côn trùng đã cung cấp vật mẫu cũng như đối chiếu vật mẫu cho hầu hết các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học y học, đặc biệt là các nghiên cứu về Hệ thống học và Phân loại học, Tài nguyên và Đa dạng sinh học về côn trùng y học, côn trùng ngoại ký sinh.

Mẫu vật mẫu vật chủ và mẫu vật côn trùng được chia thành 4 nhóm chính... Nhóm 1: Vật chủ ngoại ký sinh - Chuột, hươu, nai, hoẵng… vật chủ côn trùng ngoại ký sinh. Nhóm 2: Bộ Hai cánh: muỗi Anopheles (véc tơ sốt rét), muỗi Aedes (véc tơ sốt xuất huyết); muỗi Culex (véc tơ viêm não Nhật Bản). Nhóm 3: Côn trùng ngoại ký sinh: Bọ chét (bệnh dịch hạch); ve (sốt ve, các bệnh Rickettsia); mò (sốt mò); mạt (các bệnh Rickettsia). Nhóm 4: Một số loài khác: Ruồi, Kiến ba khoang, Bọ xít hút máu, bộ cánh vảy, bộ cánh cứng, chấy rận…

Mẫu vật lớp hình nhện.

Mẫu vật bộ cánh.

Mẫu vật bộ cánh cứng.

Mẫu vật chân khớp.

Mẫu vật chủ: Được bảo quản trong tủ kính, đảm bảo nhiệt độ 25 ±20C và độ ẩm 50-60%. Nhiệt độ và độ ẩm được điểu chỉnh bằng máy điều hòa và máy hút ẩm dùng ôn ẩm kế theo dõi hằng ngày.

Bảo tàng côn trùng y học luôn giữ được vai trò là “phòng thí nghiệm” tự nhiên tốt nhất phục vụ cho giảng dạy và đào tạo.

Từ khi thành lập đến nay, đã có nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học và luận án tiến sĩ về lĩnh vực phân loại học, đa dạng sinh học.

Hằng năm, có khoảng hàng trăm lượt cán bộ, sinh viên… từ các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đến thăm quan, học tập, nghiên cứu tại Bảo tàng côn trùng y học.

Tùy vào từng nhóm, từng loài côn trùng có phương pháp bảo quản riêng phù hợp.

Mẫu ve, kiến ba khoang được bảo quản trong cồn 700 trong các lọ thủy tinh, lọ nhựa, lọ thủy tinh. Còn mẫu bọ xít hút máu, gián, bộ cánh cứng được bảo quản trong các hộp gỗ, có nắp bằng kính.

Những năm gần đây trung bình có 500 mẫu vật côn trùng được bổ sung...

... chủ yếu tập trung bổ sung những loài mà mẫu vật còn ít, hiếm gặp hoặc đã bị hư hỏng như muỗi Culicinae, ve, mò, mạt, bọ chét, bộ cánh vảy, bộ cánh cứng, bọ xít hút máu, kiến ba khoang, chấy, rận....

Đây là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam lưu trữ những tiêu bản về lĩnh vực côn trùng y học, côn trùng ngoại ký sinh phục vụ công tác nghiên cứu và phòng bệnh.

Bảo quản mẫu bọ cánh cứng được lưu trong mẫu đúc hoặc cắm tiêu bản để trong hộp kính có chất bảo quản băng phiến trưng bày.

TS Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương giới thiệu về bảo tàng công trùng y học: "Theo thông tin chúng tôi được biết, đến thời điểm này, có một số cơ quan có lưu giữ mẫu để nghiên cứu và giảng dạy như Viện Thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và một số các Trường Đại học khác. Tuy nhiên, các đơn vị này không có một phòng bảo tàng nào chuyên lưu giữ các mẫu động vật chân đốt y học với số lượng và chủng loại nhiều như Bảo tàng Côn trùng ở Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương".

Bảo tàng được xử lý mối, mọt và côn trùng gây hại định kỳ 3 tháng/lần và khi có xuất hiện bằng hóa chất. Bảo tàng được đảm bảo nhiệt độ 25 ±20C và độ ẩm 50-60%. Nhiệt độ và độ ẩm được điểu chỉnh bằng máy điều hòa và máy hút ẩm dùng ôn ẩm kế theo dõi hằng ngày.

Lê Hoàng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/bao-tang-con-trung-y-hoc-doc-nhat-o-viet-nam-post1032434.vov