Bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ bãi đá Gạc Ma năm 1988?

Để bảo vệ bãi đá Gạc Ma trước sự chiếm đánh trái phép của Trung Quốc ngày 14/3/1988, hàng chục chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh, chiến đấu giây phút cuối cùng.

1. Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo nào?

A

Hoàng Sa

B

Bạch Long Vĩ

C

Thổ Chu

D

Trường Sa

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Biển Đông, bãi đá Gạc Ma là rạn san hô nằm cách bãi đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam, đánh dấu đầu mút phía tây nam của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.
Gạc Ma - tên tiếng Anh trên hải đồ quốc tế là Johnson Reef, nhưng cũng có tài liệu gọi là Johnson South Reef để đối lại với đá Cô Lin là Johnson North Reef.
Thời kỳ đầu, bãi đá Gạc Ma là rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Đa phần bãi đá này ngập chìm dưới nước, chỉ có vài hòn đá nổi lên.

2. Trung Quốc mấy lần chiếm đánh trái phép bãi đá Gạc Ma?

A

1

1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng, Liên Xô vốn ủng hộ Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ.
Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nước này đơn phương tăng cường từ 9 lên 12 tàu chiến gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... hoạt động trên quần đảo Trường Sa. Tại các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, hải quân Việt Nam xây dựng thế trận phòng thủ nhằm bước đầu ngăn chặn việc mở rộng phạm vi chiếm đóng của Trung Quốc ra các đảo lân cận.
Xác định Trung Quốc còn tiếp tục tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm bãi san hô nổi hoặc chìm xen kẽ với đảo của Việt Nam, kể cả có xung đột, Việt Nam chủ trương cấp tốc đưa lực lượng đi đóng giữ các đảo trong ba năm (1988-1990). Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho các tàu gấp rút đưa bộ đội, công binh ra xây dựng đảo, thực hiện chiến dịch Bảo vệ chủ quyền 1988 (CQ-88).
Quân chủng Hải quân Việt Nam xác định, bãi đá Gạc Ma là vị trí trọng yếu, nếu để Trung Quốc chiếm được "sẽ khống chế đường qua lại của ta trong việc tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa". Do đó, Hải quân Việt Nam hạ quyết tâm đóng giữ cụm bãi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây được xác định là nhiệm vụ khẩn trương, nặng nề bởi khi ấy phương tiện, vũ khí quân ta cũ, lực lượng hạn chế.
Sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi đá Gạc Ma thì quân Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản, lính Trung Quốc xông lên bãi đá cướp cờ, xả súng giết hại các chiến sỹ. Tàu HQ 604 neo cạnh bãi Gạc Ma, HQ 605 bảo vệ bãi Len Đao bị bắn chìm. HQ 505 bị bắn cháy phần đuôi đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền bãi Cô Lin.

B

2

C

3

D

4

3. Bao nhiêu chiến sỹ hy sinh để bảo vệ Gạc Ma năm 1988?

A

61

B

62

C

63

D

64

Trận đánh chiếm Gạc Ma với Trung Quốc, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã hy sinh. Trong số các chiến sỹ hy sinh năm đó, người lớn tuổi nhất là Trần Đức Thông (SN 1944 tại Thái Bình). Khi hy sinh anh Thông 44 tuổi, là Trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân.
Để tưởng nhớ các anh, nhà nước xây dựng Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma rộng hơn 25.000 m2 ở phía đông đại lộ Nguyễn Tất Thành, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2017.

4. Chiến sỹ trẻ tuổi nhất hy sinh bảo vệ Gạc Ma là ai?

A

Trần Tài

Theo thông tin tại Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma (Khánh Hòa), binh nhất Trần Tài (SN 1969, quê quán Đà Nẵng) là người trẻ tuổi nhất hy sinh tại Gạc Ma - khi ấy mới 19 tuổi. Học xong phổ thông, Trần Tài xung phong đi lính, dù anh trai Trần Trọng khi đó đang là lính ở Bộ tham mưu (Quân khu 5).
Trước lúc Tài ra đảo, anh đón Tết Nguyên đán cùng gia đình. Anh Trọng về phép, thấy mấy bộ quân phục của em đã cũ, rách nhiều góc. Hai anh em chở nhau trên xe đạp ra chợ trời gần nhà. Người anh dốc hết số tiền mình có, mua tặng em một bộ áo quần mới. Ở chợ trời, mua thứ gì cũng có. Tài mặc bộ áo hải quân mới, ngồi uống cà phê với anh trai và nói chuyện mình sẽ ra đảo làm nhiệm vụ. Đó cũng là bữa cà phê cuối cùng anh Trọng uống với em mình. “Ra đảo xa lắm đó, không biết khi nào về. Em phải giữ gìn sức khỏe”. Rồi anh Tài không về.
Ngày 14/3, anh Trọng đang trực ở đơn vị thì nghe đài phát tin về Gạc Ma. Cái tên Trần Tài được đọc lên thứ 60 trong số 64 chiến sỹ hy sinh, khiến anh vùng chạy về nhà như vô thức. Ba mẹ nghe tin rồi chết lặng. Tài hy sinh khi vừa tròn 19 tuổi. Xóm làng ai cũng tiếc, bởi anh vui tính, cao to, đẹp trai, lại có tài đàn hát.

B

Hoàng Bùi Hải

C

Lê Minh Thoa

D

Từ Công Tào

5. Bao nhiêu chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh?

A

8

B

9

Trong trận chiếm đánh trái phép Gạc Ma, Trung Quốc bắt 9 chiến sĩ của ta làm tù binh.
Đại tá Hoàng Bùi Hải (SN 1962, quê xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) là một trong số những chiến sĩ may mắn sống sót trên chuyến tàu HQ604, tham gia chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma cách đây 36 năm. Nhớ về ký ức hào hùng, ông Hải không thể tin được mình may mắn sống sót trở về sau trận chiến đẫm máu năm ấy.
"Những ngày đầu khi trở về, cứ nhắm mắt lại tôi lại thấy cảnh tượng kinh hoàng trong trận chiến. Tiếng đạn bắn liên thanh, hình ảnh nhiều đồng đội ngã xuống cứ thế ùa về khiến nhiều đêm tôi không thể chợp được mắt", ông Hải chia sẻ.

C

10

D

11

6. Trung Quốc chiếm đóng trái phép bao nhiêu đảo, bãi đá nước ta trong năm 1988?

A

5

B

6

Trong năm 1988 Trung Quốc chiếm đóng trái phép 6 đảo, bãi đá của Việt Nam: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

C

7

D

8

Hà Cường

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/bao-nhieu-chien-si-da-hy-sinh-bao-ve-bai-da-gac-ma-nam-1988-ar858428.html