Bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp, máu nhiễm mỡ hiệu quả

Gác tấm bằng cử nhân Tài chính - Ngân hàng sang một bên, thầy thuốc trẻ Phan Thị Phượng (SN 1987, quê ở Lạng Sơn) với bài thuốc nam gia truyền đã đem lại sức khỏe, hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân.

Nỗi khổ không biết kêu ai

Cô Lê Thị Kiếm (ở quận Bình Thạnh - TP HCM) kể lại, cách đây hơn chục năm, khi bước sang tuổi 40, khớp tay khớp chân của cô bắt đầu thấy buốt, nhất là khi thời tiết thay đổi. “Ngày chăm cháu, tối đến xương khớp nhức mỏi, ngủ không ngon giấc”, cô Kiếm rầu rĩ kể lại quãng thời gian bệnh tật đeo đẳng.

Theo thầy thuốc Phan Thị Phượng, người bệnh như cô Kiếm rất nhiều, đặc biệt ở ngoài Bắc khí hậu theo mùa, vào mùa đông người bệnh khớp phải chịu nỗi khổ không biết kêu ai. “Lần đầu, cô Kiếm chỉ lấy 7 thang thuốc, sau khi uống hết bệnh đã giảm được 60-70%, thấy hiệu quả cô mới lấy thêm 10 thang nữa và bệnh đã khỏi. Cô Kiếm còn giới thiệu hai người bạn đặt mua thuốc thoái hóa khớp của tôi”, chị Phượng nhớ lại.

Thầy thuốc trẻ Phan Thị Phượng với bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp, mỡ nhiễm máu hiệu quả.

Một trường hợp khác là cô Lê Thị Thuộc (thôn Tân Hiệp 2, xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), bán hàng ở chợ xã. Cô Thuộc bị thoái hóa đốt sống, gai đốt sống và thần kinh tọa, mỗi khi thời tiết thay đổi là đau nhức toàn thân, chân đi lại khó khăn, tay không giơ lên được. “Tôi đã nghĩ tiêu cực sẽ sống cùng bệnh tật đến hết đời nhưng cách đây 2 năm, nhờ uống 10 thang thuốc nam của chị Phượng tôi thấy cơ thể không còn nặng nề, mệt mỏi như trước, tay giơ lên cao như bình thường”, cô Thuộc vui mừng cho biết.

“Bà truyền cháu nối”

Câu chuyện về những bệnh nhân bị thoái hóa khớp như cô Kiếm, cô Thuộc được nữ thầy thuốc trẻ Phan Thị Phượng ghi lại cẩn thận, danh sách bệnh nhân của chị ngày một dài hơn.

Chị Phượng cho biết: “Sẽ không bao giờ là thừa khi ghi lại tất cả thông tin của bệnh nhân từ tình trạng bệnh, số lượng thuốc đã bốc, ngày đến lấy thuốc, địa chỉ, số điện thoại…” và chị vẫn duy trì thói quen này từ những ngày đầu tiên bốc thuốc để có thể thường xuyên gọi điện hỏi thăm bệnh tình của bệnh nhân.

Chị Phượng chia sẻ, những ngày đầu, có khách tìm đến chữa bệnh, thấy thầy thuốc trẻ quá nên ngần ngại, người bệnh không đặt kỳ vọng nhiều, nhưng tôi vẫn nói với khách rằng tôi có bằng cử nhân Tài chính - Ngân hàng (ĐH Kinh tế quốc dân), bốc thuốc là nghề gia truyền và vừa làm vừa học hỏi thêm. Chính sự chân thành, tận tâm với từng người bệnh mà giờ chị Phượng đã khẳng định được sự mát tay trong mỗi thang thuốc.

Hỏi đến mối duyên rẽ sang làm nghề chữa bệnh cứu người, chị Phượng kể: Bà ngoại chị, hơn 80 tuổi, vẫn luôn trăn trở chuyện dù đông con nhiều cháu nhưng không ai chịu giữ lấy cái nghề này. Ngày xưa, bà học bốc thuốc vì người dưới xuôi lên miền ngược thuốc thang hiếm, bệnh viện ở xa, nhờ cây thuốc do người Dao lên rừng kiếm về mà gia đình, bạn bè khi đau ốm được chữa trị kịp thời. Đến lúc về hưu, dù có mức lương cao, ông bà ngoại vẫn quyết không bỏ nghề khi nghĩ đến những người nghèo cần thang thuốc của mình.

Lập nghiệp ở Hà Nội, thấy rất nhiều người thành phố mắc bệnh thoái hóa khớp, mỡ máu, mất ngủ…, chị Phượng càng hiểu rõ giá trị trong từng thang thuốc của bà ngoại. Được sự ủng hộ của chồng, chị Phượng đã quyết định cất tủ tấm bằng cử nhân để chuyên tâm học tập và thực thành những kinh nghiệm quý báu mà bà ngoại truyền dạy.

Được biết, bà ngoại chị Phượng là một thầy thuốc nam nức tiếng ở huyện miền núi Bắc Sơn (Lạng Sơn). Hỏi người dân địa phương về bà lang Lan sẽ được nghe nhiều câu chuyện về thang thuốc giá chỉ mươi nghìn hoặc miễn phí mà giữ được mạng sống của bà, thậm chí tài bốc thuốc của bà còn theo từng thang thuốc vươn ra xứ người.

“Đối với những người ở xa, muốn lấy thuốc thì tôi luôn yêu cầu họ đến bệnh viện kiểm tra trước. Sau đó bốc thuốc dựa trên cả tây y kết hợp với nam y để có hiệu quả điều trị tốt nhất”, chị Phượng nói.

Chị Trần Hoài Hạ Nguyên (K53/5 Đào Tấn, Hải Châu, Đà Nẵng) có mẹ hiện đang sinh sống ở Mỹ. Bà bị nhức mỏi toàn thân đến mức không thể ngủ được. Lần đầu, chị Nguyên lấy 20 thang thuốc của chị Phượng gửi cho bà, uống gần hết thì bệnh thuyên giảm rõ rệt. Vui mừng, chị tiếp tục lấy thêm 20 thang nữa cho mẹ uống. Sau khi uống hết 40 thang, mẹ chị Nguyên đã hết đau.

Hay như anh Nam ở tỉnh Phú Thọ là công nhân trạm bê tông ở Từ Liêm - Hà Nội đã phải sống chung với căn bệnh thoái hóa đốt sống và máu nhiễm mỡ suốt nhiều năm. Sau khi uống chục thang thuốc, anh Nam đi xét nghiệm máu thì chỉ số mỡ máu gần như về mốc bình thường. Uống thêm 10 thang nữa, bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Nói về niềm vui sau nhiều ngày học hỏi và làm việc đã được trở thành hội viên hội đông y địa phương, chị Phượng cười khiêm tốn, “tôi vẫn còn phải học nhiều lắm, học từ sách báo, Internet để bổ trợ thêm kiến thức cho bản thân, nhất là học từ những thầy thuốc lớn tuổi khác”.

Ông Đồng Văn Chung - Chủ tịch Hội đông y xã Chiến Thắng (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nhận xét: “Chị Phượng là thành viên trẻ tuổi nhất của hội đông y, chị có ý thức trách nhiệm cao đối với nghề thuốc. Những bài thuốc của chị được thừa kế gia truyền từ bà ngoại - một bà lang giỏi - nên số lượng người bệnh tin dùng và được chữa khỏi ngày một nhiều”.

Địa chỉ liên hệ: Chị Phan Thị Phượng

Phòng 2305, tòa nhà Usilk 101, khu đô thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 0986339776.

PV/Khỏe 365

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/bai-thuoc-nam-chua-thoai-hoa-khop-mau-nhiem-mo-hieu-qua-p44634.html