'Bái bai' nhiệt miệng chỉ sau 2 ngày bằng cách không tốn 1 xu

Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm sức khỏe nhưng gây cho bạn đau đớn, khó chịu khi giao tiếp hoặc ăn uống, ảnh hưởng khá lớn trong sinh hoạt hằng ngày.

Ảnh minh họa.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần. Triệu chứng cơ bản của bệnh là xuất hiện mụn nước nhỏ và khi vỡ sẽ để lại vết lở nông với đường kính khoảng 2-10 mm. Vết lở này có đường viền màu đỏ xung quanh và đáy màu vàng nhạt, tuy không gây nguy hiểm nhưng rất đau khi ăn uống, cản trở sinh hoạt bình thường.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng?

- Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn cay nóng là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người biết đến chủ yếu gây nhiệt miệng. Cùng với đó, thói quen ăn uống khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, B6, B2…; các rối loạn nội tiết ở phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt, dị ứng thời tiết dễ gây nhiệt miệng.

- Do chấn thương trong miệng: Đây là những va chạm gây chấn thương do đánh răng quá mạnh, cắn phải.

- Do bị loét áp-tơ (tổn thương loét đau ở miệng): Nguyên nhân này thường là do chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt…, tâm lý căng thẳng, môi trường sống (chủ yếu là nguồn nước) có nhiều độc chất kim loại nặng, nghề nghiệp độc hại…

- Theo Đông y, nhiệt miệng là do nóng trong người, cơ thể nhiễm độc tố mà chưa được thải ra hết.

Bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng không khỏi nhưng bạn đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn vài cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất chỉ trong 2 ngày để có thể chấm dứt ngay tình trạng đau đớn, khó chịu này nhé!

Chữa nhiệt miệng bằng các loại nước súc miệng

+ Nước muối loãng

Súc miệng nước muối pha loãng sẽ giúp khắc phục dần dần nhiệt miệng hiệu quả.

Đây là cách phổ biến mà rất nhiều người thường xuyên áp dụng khi bị chứng nhiệt miệng “hành hạ”. Muối có tính sát khuẩn cao nên có tác dụng làm sạch khoang miệng và “tiêu diệt” vi khuẩn gây loét miệng.

Thường xuyên súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, chống viêm loét. Cách thực hiện rất đơn giản, nước muối pha loãng, súc miệng thường xuyên sau mỗi bữa ăn hoặc ngậm trong vài phút rồi nhổ ra.

+ Nước hạt rau ngò (mùi)

Ngậm nước hạt rau ngò trị nhiệt miệng.

Hạt rau ngò (mùi) bạn có thể tìm mua tại chợ hoặc siêu thị, loại hạt này có tính sát khuẩn, trị hôi và nhiệt miệng rất tốt.

Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng canh hạt rau mùi, sau đó cho vào 1 ly nước đun sôi. Ngâm trong thời gian 5 phút. Sau đó, lọc hạt thu lấy nước. Dùng nước rau mùi thu được ngậm ngày 3-4 lần nhé.

+ Nước ép củ cải trắng

Trị nhiệt miệng công hiệu với củ cải trắng

Củ cải trắng có chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Củ cải có vị cay, tính lạnh nên không chỉ là thực phẩm dùng trong nấu ăn mà còn được dùng để làm thuốc chữa nhiệt miệng.

Chuẩn bị khoảng 300gr củ cải trắng, rửa sạch, cạo vỏ và xắt miếng nhỏ cho vào cối xay nhuyễn để vắt lấy nước. Sau đó hòa chung với một ít nước lọc hay nước đun sôi để nguội để súc miệng, ngày 3 lần. Chỉ cần áp dụng cách này 2 ngày là các vết nhiệt miệng sẽ tự động khỏi.

+ Ngậm nước khế chua

Đun nước khế giúp chữa nhiệt miệng rất tốt.

Bạn có thể lấy khoảng 2-3 quả khế chua (khế chua giúp thanh nhiệt tốt hơn khế ngọt) rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần. Áp dụng cách này bạn cần ngậm nhiều lần trong ngày. Kiên trì khoảng 2 ngày liên tục các vết loét không còn sưng đau rất hiệu quả.

+ Nước ép cà chua sống

Cà chua chứa nhiều vitamin C, giúp thanh nhiệt giải độc

Theo Đông y, cà chua là loại quả có tình bình, vị chua nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, trong trường hợp bị nhiệt miệng, bạn có thể ăn cà chua sống hoặc áp dụng bài thuốc dân gian: ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần, các vết loét sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần dùng thuốc.

Chữa nhiệt miệng bằng nước bôi

+ Bôi nước ép cơm dừa (Dầu dừa)

Nước ép cơm dừa chóng làm lành các vết loét bên trong khoang miệng

Nước ép loại quả nhiệt đới này chứa tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, nhẹ nhàng làm sạch miệng bên trong. Do đó, hiệu quả với căn bệnh nhiệt miệng.

Bạn dùng cơm dừa, ép lấy nước cốt, bôi vào vùng nhiệt miệng ngày 3-4 lần sẽ nhanh chóng làm lành các vết loét bên trong khoang miệng.

+ Bôi nước lá rau ngót

Dùng bông chấm nước rau ngót mật ong vào chỗ sưng đau

Nước ép lá rau ngót là nguyên liệu “đánh bay” chứng nhiệt miệng rất hiệu quả. Bạn dùng một nắm lá rau ngót, ép lấy nước hòa chung với một ít mật ong.

Dùng bông gòn thấm lấy nước, đắp trực tiếp vào vị trí nhiệt miệng, kiêng trì thực hiện ngày 2-3 lần, chứng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

+ Bôi nước cỏ mực mật ong

Tương tự như rau ngót, cỏ mực cũng phát huy công dụng chữa nhiệt tuyệt vời. Cách thực như trên, lấy nước ép cỏ mật hòa với một ít mật ông.

Dùng bông gòn chấm vào vị trí nhiệt miệng, thực hiện ngày 2-3 lần sẽ cho kết quả tốt nhất.

+ Bôi hỗn hợp nghệ mật ong

Hỗn hợp nghệ mật ong nhanh chóng làm dịu loét miệng.

Mật ong có vị ngọt nên rất dễ sử dụng. Nó lại có khả năng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt và tự nhiên.

Rất đơn giản, các bạn chỉ cần lấy mật ong chấm vào vết loét do nhiệt miệng hoặc dùng mật ong để ngậm sẽ cho hiệu quả chữa trị nhanh chóng và an toàn. Hoặc trộn hai hỗn hợp này với nhau, bôi trực tiếp vào vết loét, ngày 2-3 sẽ thấy ngay hiệu quả.

Các vết loét, nhiệt miệng sẽ nhanh chóng “biến mất” mà hoàn toàn không để lại sẹo khi bạn sử dụng hỗn hợp nghệ vàng mật ong.

Làm sao để phòng và tránh tái phát chứng nhiệt miệng?

- Luôn luôn giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.

- Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.

- Giải nhiệt trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước.

- Nói không với các loại thức uống chứa cồn, cafein như bia rượu, cà phê, trà đặc, các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay …

- Những người có thói quen ăn cay, hãy hạn chế ăn các loại gia vị này nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Thay vào đó, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

- Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp, cũng giúp phòng tái phát bệnh.

Hoàng Linh (Tổng hợp)

Theo

Link gốc:

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/suc-khoe/bai-bai-nhiet-mieng-chi-sau-2-ngay-bang-cach-khong-ton-1-xu.html