Bắc Sơn: Chú trọng phát triển chăn nuôi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩmTin khácKịp thời sẻ chia, giúp đỡ trẻ em khó khăn từ nguồn quỹ bảo trợTích cực đưa Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vào cuộc sống

Những năm qua, huyện Bắc Sơn đã chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung gắn với liền kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.'Việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung gắn với liên kết tiêu thụ đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và nâng cao giá trị. Thời gian tới, phòng sẽ tích cực tuyên truyền, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Cùng đó, tiếp tục tìm kiếm, kết nối các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi để hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân'.

Ông Dương Thế Anh, thôn An Ninh 1, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn được biết đến là người đầu tiên thực hiện mô hình liên kết chăn nuôi gà với Công ty Japfa ComFeed Việt Nam, mỗi năm thu về trên 700 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ông Thế Anh cho biết: Đầu năm 2019, với số vốn tích góp được và vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bắc Sơn, tôi đầu tư xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi gà. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, tôi nuôi 3 lứa, mỗi lứa 20.000 con gà. Bình quân mỗi năm, trại gà của gia đình xuất bán hơn 150 tấn gà thương phẩm, mang về doanh thu khoảng 1 tỷ đồng. Việc liên kết trong chăn nuôi giúp gia đình yên tâm sản xuất và có đầu ra ổn định. Hiện gia đình đang hoàn thiện hồ sơ vay vốn để tiếp tục mở rộng chăn nuôi.

Người dân xã Long Đống chăm sóc đàn gà tại trang trại của gia đình

Đầu tư vào chăn nuôi, gia đình anh Dương Thời Thiết, xã Tân Thành cũng có đầu ra ổn định nhờ liên kết tiêu thụ. Anh Thiết cho biết: Từ năm 2018, gia đình tôi liên kết chăn nuôi lợn quy mô 1.000 con/lứa với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Chi nhánh Thái Nguyên). Trung bình sau hơn 5 tháng nuôi, lợn đủ điều kiện xuất chuồng đạt trọng lượng từ 1,3 đến 1,4 tạ/con. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, trang trại nuôi 2.000 con lợn, trừ chi phí gia đình thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Không chỉ 2 mô hình trên, thời gian qua, để chăn nuôi phát triển đem lại hiệu quả cao, Phòng NN&PTNT huyện đã rà soát, cân đối các nguồn vốn để hỗ trợ người dân mở rộng sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, toàn huyện có 10 mô hình chăn nuôi được hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng.

Đồng thời, huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND). Qua đó, đã có 20 dự án được vay với số tiền 15,3 tỷ đồng. Trong đó, có 10 dự án vay để mở rộng phát triển chăn nuôi. Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, các cơ quan chuyên môn huyện phối hợp tổ chức được 27 lớp tập huấn và 5 phiên chợ khuyến nông hướng dẫn người dân kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi.

Cùng đó, từ năm 2021, UBND huyện Bắc Sơn đã ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; kế hoạch xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2020 – 2030. Trong đó, riêng về lĩnh vực chăn nuôi xác định mục tiêu là chăn nuôi trang trại, gia trại, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; tích tực triển khai các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt, tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân để xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết bền vững…

Nhờ những chính sách của tỉnh, sự quan tâm hỗ trợ các cấp, ngành trên địa bàn huyện và sự chủ động của người dân, đến nay, toàn huyện có tổng đàn vật nuôi trên 521.000 con, chủ yếu là chăn nuôi gà (trên 477.000 con), lợn (trên 21.000 con)… Toàn huyện hiện có trên 200 mô hình gia trại, trang trại có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/năm. Trong đó, có 20 mô hình thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với một số doanh nghiệp lớn. Điển hình như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam liên kết chăn nuôi lợn quy mô trang trại 2.000 con/năm tại xã Tân Thành; Công ty TNHH Japfa ComFeed Việt Nam liên kết chăn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Long Đống với quy mô 60.000 con/năm, công ty TNHH Chicken P.T (tỉnh Hải Dương) liên kết chăn nuôi gà tại xã Nhất Hòa với quy mô 50.000 con/năm….

Ngoài ra, trên địa bàn còn nhiều mô hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình thực hiện liên kết với một số đơn vị, nhà hàng, hợp tác xã trong tỉnh bao tiêu đầu ra sản phẩm. Qua đó, người chăn nuôi có đầu ra sản phẩm ổn định, yên tâm phát triển sản xuất.

Ông Hoàng Văn Thủy, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Sơn

LIỄU CHANG

THANH HUYỀN

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/trang-dia-phuong/huyen-bac-son/503175-bac-son-chu-trong-phat-trien-chan-nuoi-gan-voi-lien-ket-tieu-thu-san-pham.html