Ba Lan có loại xe tăng nào của đủ sức đối đầu được với Nga? (P1)

Ba Lan đang là quốc gia châu Âu nổi lên hàng đầu có tư tưởng chống Nga, nhưng để đối đầu với những đơn vị xe tăng hùng mạnh của Quân đội Nga, thì những xe tăng nội địa sẽ không có cửa chiến thắng trước xe tăng Nga.

Ba Lan là một trong những quốc gia có số lượng xe tăng chủ lực (MBT) lớn nhất ở châu Âu, do Ba Lan được kế thừa số lượng lớn xe tăng từ Quân đội Nhân dân Ba Lan và việc Chính phủ Ba Lan lo ngại mối đe dọa từ Nga, đã mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng những năm qua.

Ba Lan là một trong những quốc gia có số lượng xe tăng chủ lực (MBT) lớn nhất ở châu Âu, do Ba Lan được kế thừa số lượng lớn xe tăng từ Quân đội Nhân dân Ba Lan và việc Chính phủ Ba Lan lo ngại mối đe dọa từ Nga, đã mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng những năm qua.

Lực lượng xe tăng chủ lực của Ba Lan bao gồm số T-72M1 nhập khẩu trực tiếp từ Liên Xô khi Ba Lan còn ở trong khối Warszawa, các biến thể T-72 nội địa và các phiên bản khác nhau của xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất.

Lực lượng xe tăng chủ lực của Ba Lan bao gồm số T-72M1 nhập khẩu trực tiếp từ Liên Xô khi Ba Lan còn ở trong khối Warszawa, các biến thể T-72 nội địa và các phiên bản khác nhau của xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất.

Theo lý thuyết trong cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây, Ba Lan sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên. Nhưng lực lượng xe tăng Ba Lan có khả năng như thế nào? Các nâng cấp của nó có hiệu quả để có thể chống lại lực lượng xe tăng quá mạnh của Nga?

Theo lý thuyết trong cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây, Ba Lan sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên. Nhưng lực lượng xe tăng Ba Lan có khả năng như thế nào? Các nâng cấp của nó có hiệu quả để có thể chống lại lực lượng xe tăng quá mạnh của Nga?

Loại xe tăng có số lượng nhiều nhất của Ba Lan hiện nay là xe tăng chủ lực T-72M1, (350 niêm cất và 200 đang hoạt động). Đây là những chiếc T-72A tiêu chuẩn, sản xuất từ năm 1979, trang bị pháo 2A46 125 mm thế hệ đầu. Hiện đã được nâng cấp bằng kính nhìn đêm chủ động, máy đo xa laser kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40, do Ba Lan phát triển.

Loại xe tăng có số lượng nhiều nhất của Ba Lan hiện nay là xe tăng chủ lực T-72M1, (350 niêm cất và 200 đang hoạt động). Đây là những chiếc T-72A tiêu chuẩn, sản xuất từ năm 1979, trang bị pháo 2A46 125 mm thế hệ đầu. Hiện đã được nâng cấp bằng kính nhìn đêm chủ động, máy đo xa laser kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40, do Ba Lan phát triển.

Loại giáp trang bị trên xe tăng T-72A là loại giáp hỗn hợp giữa sợi thủy tinh textolite và thép. Lớp giáp này có thể sẽ bị xuyên thủng bởi bất kỳ loại đạn chống tăng bắn từ súng RPG hạng nhẹ hiện đại nào của Nga.

Loại giáp trang bị trên xe tăng T-72A là loại giáp hỗn hợp giữa sợi thủy tinh textolite và thép. Lớp giáp này có thể sẽ bị xuyên thủng bởi bất kỳ loại đạn chống tăng bắn từ súng RPG hạng nhẹ hiện đại nào của Nga.

Loại xe tăng có số lượng nhiều nhất tiếp theo là PT-91 “Twardy”, hiện có khoảng 232 chiếc loại này đang hoạt động. Một số được Ba Lan chế tạo và một số khác được nâng cấp từ những chiếc T-72M1 và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phiên bản này.

Loại xe tăng có số lượng nhiều nhất tiếp theo là PT-91 “Twardy”, hiện có khoảng 232 chiếc loại này đang hoạt động. Một số được Ba Lan chế tạo và một số khác được nâng cấp từ những chiếc T-72M1 và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phiên bản này.

Xe tăng chủ lực PT-91 có khả năng sống sót cao hơn T-72A nhờ có bộ thu cảnh báo laser SSC-1 Obra do Ba Lan phát triển; xe được trang bị giáp phản ứng nổ ERAWA-1, cùng lựu đạn khói WGD-1 “Erb” và WPD-1 “Tellur”.

Xe tăng chủ lực PT-91 có khả năng sống sót cao hơn T-72A nhờ có bộ thu cảnh báo laser SSC-1 Obra do Ba Lan phát triển; xe được trang bị giáp phản ứng nổ ERAWA-1, cùng lựu đạn khói WGD-1 “Erb” và WPD-1 “Tellur”.

Về vũ khí, PT-91 vẫn trang bị pháo 2A46, nhưng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số DRAWA-1T hoàn toàn mới của Ba Lan. Toàn bộ kíp xe được trang bị kính nhìn đêm và kính ngắm ảnh nhiệt của Israel, hoặc kính ngắm ảnh nhiệt thế hệ thứ ba, do Ba Lan phát triển.

Về vũ khí, PT-91 vẫn trang bị pháo 2A46, nhưng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số DRAWA-1T hoàn toàn mới của Ba Lan. Toàn bộ kíp xe được trang bị kính nhìn đêm và kính ngắm ảnh nhiệt của Israel, hoặc kính ngắm ảnh nhiệt thế hệ thứ ba, do Ba Lan phát triển.

Xe được trang bị động cơ Wola S-12U do Ba Lan phát triển, với công suất 850 mã lực, mạnh hơn động cơ của T-72M1 (780 mã lực).

Xe được trang bị động cơ Wola S-12U do Ba Lan phát triển, với công suất 850 mã lực, mạnh hơn động cơ của T-72M1 (780 mã lực).

Do được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) ERAWA, nên PT-91 có khả năng sống sót cao hơn đáng kể so với T-72M1. ERA ERAWA-1/2 được đánh giá là tương đương với ERA Kontakt-1 của Liên Xô (sản xuất vào năm 1980). Tuy nhiên các loại đạn xuyên động năng và nổ lõm liều nối tiếp hiện đại của Nga, có thể dễ dàng xuyên thủng ERAWA-1/2.

Do được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) ERAWA, nên PT-91 có khả năng sống sót cao hơn đáng kể so với T-72M1. ERA ERAWA-1/2 được đánh giá là tương đương với ERA Kontakt-1 của Liên Xô (sản xuất vào năm 1980). Tuy nhiên các loại đạn xuyên động năng và nổ lõm liều nối tiếp hiện đại của Nga, có thể dễ dàng xuyên thủng ERAWA-1/2.

Theo thông tin của Ba Lan, lớp giáp ERAWA-2 trên xe tăng PT-91 có thể chống lại được đạn chống tăng Panzerfaust 3-IT của Đức, có sức xuyên phá hơn 900 mm thép đồng nhất (RHA).

Theo thông tin của Ba Lan, lớp giáp ERAWA-2 trên xe tăng PT-91 có thể chống lại được đạn chống tăng Panzerfaust 3-IT của Đức, có sức xuyên phá hơn 900 mm thép đồng nhất (RHA).

Từ thông tin này, có thể suy đoán, những chiếc PT-91 vẫn có thể bị đạn chống tăng hiện đại của Nga xuyên thủng một cách dễ dàng; nhưng có thể sẽ chống lại được hầu hết các loại súng chống tăng RPG và tên lửa chống tăng hạng nhẹ đến trung bình của Nga.

Từ thông tin này, có thể suy đoán, những chiếc PT-91 vẫn có thể bị đạn chống tăng hiện đại của Nga xuyên thủng một cách dễ dàng; nhưng có thể sẽ chống lại được hầu hết các loại súng chống tăng RPG và tên lửa chống tăng hạng nhẹ đến trung bình của Nga.

Như vậy ERAWA-2 thua kém rõ rệt so với ERA của Liên Xô (Kontakt-5) và Nga (Relikt) hiện đại, vì những loại ERA này có thể chống được đạn xuyên động năng của xe tăng phương Tây trong tầm bắn hiệu quả và đầu đạn nổ lõm nối tiếp.

Như vậy ERAWA-2 thua kém rõ rệt so với ERA của Liên Xô (Kontakt-5) và Nga (Relikt) hiện đại, vì những loại ERA này có thể chống được đạn xuyên động năng của xe tăng phương Tây trong tầm bắn hiệu quả và đầu đạn nổ lõm nối tiếp.

Một cải tiến quan trọng trên xe tăng PT-91 đó là trang bị các hệ thống cảnh báo laser và các ống phóng đạn khói; do các loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Nga hiện nay, phần lớn là dẫn bằng chùm tia laser.

Một cải tiến quan trọng trên xe tăng PT-91 đó là trang bị các hệ thống cảnh báo laser và các ống phóng đạn khói; do các loại tên lửa chống tăng có điều khiển của Nga hiện nay, phần lớn là dẫn bằng chùm tia laser.

Tuy nhiên so sánh với các hệ thống phòng hộ chủ động của xe tăng Nga như Shtora APS trang bị trên các xe tăng T-90, T-90A và T80UK, ngoài có thể phát hiện những loại tên lửa dẫn đường bằng laser, xe còn có đèn hồng ngoại gây nhiễu.

Tuy nhiên so sánh với các hệ thống phòng hộ chủ động của xe tăng Nga như Shtora APS trang bị trên các xe tăng T-90, T-90A và T80UK, ngoài có thể phát hiện những loại tên lửa dẫn đường bằng laser, xe còn có đèn hồng ngoại gây nhiễu.

Về vũ khí cả PT-91 và T-72M1 của Ba Lan đều sử dụng chung pháo tăng bắn đạn 125 mm; sử dụng các loại đạn nổ phá 3OF19 HE-Frag, đạn nổ lõm 3BK14M HEAT và đạn xuyên động năng 3BM15 của Liên Xô, nhưng do Ba Lan sản xuất.

Về vũ khí cả PT-91 và T-72M1 của Ba Lan đều sử dụng chung pháo tăng bắn đạn 125 mm; sử dụng các loại đạn nổ phá 3OF19 HE-Frag, đạn nổ lõm 3BK14M HEAT và đạn xuyên động năng 3BM15 của Liên Xô, nhưng do Ba Lan sản xuất.

Ngoài ra Ba Lan còn phát triển loại đạn xuyên Pronit, được phát triển từ mẫu đạn xuyên giáp M711 Mk2 120mm của IMI Systems (Israel). Các thanh xuyên được cung cấp bởi IMI, nhưng một số trong số đó đã bị lỗi.

Ngoài ra Ba Lan còn phát triển loại đạn xuyên Pronit, được phát triển từ mẫu đạn xuyên giáp M711 Mk2 120mm của IMI Systems (Israel). Các thanh xuyên được cung cấp bởi IMI, nhưng một số trong số đó đã bị lỗi.

Khả năng của loại đạn Pronit được Ba Lan tuyên bố là có sức xuyên đến 540 mm RHA ở cự ly đến hai km, tuy nhiên số đạn này thực tế trong Quân đội Ba Lan có rất ít. (Còn nữa). Nguồn ảnh: QQ.

Khả năng của loại đạn Pronit được Ba Lan tuyên bố là có sức xuyên đến 540 mm RHA ở cự ly đến hai km, tuy nhiên số đạn này thực tế trong Quân đội Ba Lan có rất ít. (Còn nữa). Nguồn ảnh: QQ.

Xe tăng T-72B3 - phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của xe tăng Nga hiện tại. Nguồn: RBTH.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-lan-co-loai-xe-tang-nao-cua-du-suc-doi-dau-duoc-voi-nga-p1-1525225.html