Bà giáo của trẻ em nghèo

SGTT.VN - 53 năm chung thủy với nghề giáo. 18 năm tình nguyện dạy lớp tình thương. Có người gọi cô Trần Thị Kính là “bà tiên” của trẻ em nghèo. Ai hay, chân “bà tiên” đã run, mắt đã mờ, tóc đã bạc. Tuổi 74 đã không còn dẻo dai, nhanh nhẹn của ngày nào, nhưng bù lại, trong con người này lúc nào cũng chứa chan tấm lòng thương yêu dành cho thế hệ con em đồng bào Khmer.

Với chiếc xe đạp cũ, cô Kính đến với học trò quê nghèo 18 năm qua. Ảnh: Yến Trinh Trưa. Ngôi nhà chờ hỏa táng ở ấp Rèn, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng nóng hầm hập, chìm trong cỏ dại lúp xúp. Nhưng nơi đó vẫn vang lên tiếng đọc bài của học trò. 18 năm qua, âm thanh ê a ấy làm ấm áp hẳn cái không gian tưởng chừng u tịch. Năm 2002, khi cô Trần Thị Kính đưa ra ý định mở lớp tình thương dạy cho con em những người nghèo nhập cư sống quanh khu vực này, cũng chưa ai nghĩ cô sẽ thành công. “Do theo cha mẹ làm ăn rày đây mai đó nên các em không có giấy tờ tùy thân, không được đến trường bình thường như bao đứa trẻ khác. Mình nghỉ hưu rồi, chỉ còn con chữ và sức khỏe về chiều để cho các em. Chỉ có con chữ mới giúp các em thoát khỏi đói nghèo” – nghĩ vậy, cô Kính quyết tâm xóa mù chữ cho các em. Ngay buổi đầu khi không có điểm dạy, cô đề xuất thành lập lớp học tại nhà chờ hỏa táng, ai cũng lạnh người. Vậy mà khi bức tường được sơn đen để làm bảng, vài cái bàn đơn sơ kê làm nơi dạy học, thì chốn u tịch, lạnh lẽo này lại ấm áp tình người cùng những ước mơ…. Và lớp học ấy tồn tại đến nay đã 18 năm. Nhiều thế hệ học trò trưởng thành. “Có đứa biết chữ thi bằng lái chạy xe ôm, đứa xin đi làm công nhân, nhiều đứa khác cũng có cuộc sống đàng hoàng ổn định rồi!” – cô giáo chia sẻ, mắt lấp lánh niềm hạnh phúc. Nhiều học trò lớn lên, cưới vợ, lấy chồng, có con, rồi con họ lại tiếp tục học lớp tình thương của cô Kính. Cuộc sống của người dân nhập cư ở ấp Rèn dù còn gian khó nhưng đã khá hơn ngày xưa, chỉ có cô giáo vẫn gầy gò nhẫn nại với chiếc xe đạp cũ đến lớp dạy chữ mỗi ngày. Vẫn mái tóc pha sương nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Mỗi mùa hè, cô lại đi từng nhà, vận động từng học trò theo cái cách cô gọi là “mót từng đứa”. Có học trò rồi, cô lại đạp xe đi xin từng quyển tập, cây viết cho các em. Cô dạy học trò từ lúc vỡ lòng cho đến lớp năm. Sau khi các em tốt nghiệp ở lớp học cô Kính thì được chuyển lên học lớp sáu ở các trường khác. Hơn nửa thế kỷ trước, cô Kính là một trong những giáo viên người Khmer hiếm hoi ở vùng Sóc Trăng nghèo khó. Năm 1992, cô nhận quyết định nghỉ hưu trong khi nỗi lo con chữ cho trẻ em nghèo còn đang nặng trĩu. Sau nhiều đêm trằn trọc, cô đến phòng giáo dục huyện Kế Sách xin được dạy xóa mù chữ. Lớp học ở nhà chờ hỏa táng là một trong những lớp học thành lập đầu tiên. Sau này, nhiều lớp phổ cập cho trẻ em và cả người lớn cũng ra đời. Không chỉ dạy ban ngày, cô còn tổ chức các lớp học đêm ở từng xóm ấp. Hình ảnh người phụ nữ gầy gò này đã trở thành thân thương với những xóm lao động nghèo từ đó. Không chỉ đến từng gia đình, tìm hiểu hoàn cảnh học trò, cô còn đi xin từng quyển tập, từng túi gạo để giúp các em yên tâm đến lớp. Ròng rã 18 năm qua, những việc làm tưởng chừng nhỏ nhoi, đơn giản ấy, không những giúp trẻ em nghèo thêm cơ hội vào đời, mà còn thắp sáng tình người ấm áp ở một vùng quê nghèo. Người phụ nữ ấy đã bước qua dốc bên kia của cuộc đời. Thế nhưng, con đường mang con chữ về cho trẻ em nghèo vẫn còn dài lắm! Câu chuyện của cô Trần Thị Kính và lớp học nghèo sẽ được gửi đến khán giả trong chương trình Tiếp sức người thầy, phát sóng lúc 21g40 tối thứ ba 5.10.2010 trên kênh HTV9. Đóng góp cho các nhân vật của chương trình, xin vui lòng gửi về: báo SGTT, 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM, ĐT: 39307825, email: tiepsucnguoithay@sgtt.com.vn hoặc gửi vào tài khoản của chương trình: tên tài khoản: quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục EDF, số tài khoản: 001234230001 (VND) hoặc 001234230002 (USD) tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh quận 3. SGTT đã nhận được ủng hộ cho chương trình “Tiếp sức người thầy”: Giúp em Lê Ngọc Tuân – Lê Huỳnh Thanh Tùng con cô Huỳnh Thị Mịa, Củ Chi – nhân vật trong bài viết Hai đứa trẻ cút côi đăng trên SGTT số 82 ra ngày 19.7.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp gửi 1.000.000đ. Giúp cô Trần Ngọc Ánh, trường tiểu học Mỏ Công, Tân Biên, Tây Ninh – nhân vật trong bài viết Khi những nhịp đập hồi sinh đăng trên SGTT 103 ra ngày 6.9.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, Q. Gò Vấp gửi 1.000.000đ, em Thiên An, lô 1, cư xá Thanh Đa, Q. Bình Thạnh gửi 500.000đ; ngày 8.9, một bạn đọc, Q.Bình Thạnh gửi 100.000đ; ngày 9.9, công ty TNHH TM XNK Tân Lợi Lợi, 439 Trần Xuân Soạn, P. Tân Kiểng, Q.7 gửi 40.000.000đ, ban Bảo trợ nhân đạo chữ thập đỏ quận 1, 50 Thạch Thị Thanh, Q.1 gửi 50.000.000đ. Giúp thầy Đỗ Thành Nu, trường THCS Hưng Lễ, Giồng Trôm, Bến Tre - nhân vật trong bài viết Người thầy đang tập viết đăng trên SGTT số 88 ra ngày 2.8.2010: ngày 21.8, Thái Thị Tốt, P.4, Q.10 gửi 300.000đ; ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp gửi 1.000.000đ. Giúp Thầy Đức Phúc, cô Huyền Đông Sương, Đà Lạt - nhân vật trong bài viết Hai người “khùng lạ” giữa núi rừng đăng trên SGTT số 106 ra ngày 13.9.2010: ngày 17.9, gia đình em Emma – Evy, Hà Nội gửi 500.000đ. Giúp thầy Dương Tẩn, trường THPT Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng - nhân vật trong bài viết Từ cõi chết trở về đăng trên SGTT số 40 ngày 12.4.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp gửi 1.000.000đ. Giúp em Lê Ngọc Tuân – Lê Huỳnh Thanh Tùng con cô Huỳnh Thị Mịa, Củ Chi – nhân vật trong bài viết Hai đứa trẻ cút côi đăng trên SGTT số 82 ra ngày 19.7.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp gửi 1.000.000đ. Giúp cô Trần Ngọc Ánh, trường tiểu học Mỏ Công, Tân Biên, Tây Ninh – nhân vật trong bài viết Khi những nhịp đập hồi sinh đăng trên SGTT 103 ra ngày 6.9.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, Q. Gò Vấp gửi 1.000.000đ, em Thiên An, lô 1, cư xá Thanh Đa, Q. Bình Thạnh gửi 500.000đ; ngày 8.9, một bạn đọc, Q.Bình Thạnh gửi 100.000đ; ngày 9.9, công ty TNHH TM XNK Tân Lợi Lợi, 439 Trần Xuân Soạn, P. Tân Kiểng, Q.7 gửi 40.000.000đ, ban Bảo trợ nhân đạo chữ thập đỏ quận 1, 50 Thạch Thị Thanh, Q.1 gửi 50.000.000đ. Giúp thầy Đỗ Thành Nu, trường THCS Hưng Lễ, Giồng Trôm, Bến Tre - nhân vật trong bài viết Người thầy đang tập viết đăng trên SGTT số 88 ra ngày 2.8.2010: ngày 21.8, Thái Thị Tốt, P.4, Q.10 gửi 300.000đ; ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp gửi 1.000.000đ. Giúp Thầy Đức Phúc, cô Huyền Đông Sương, Đà Lạt - nhân vật trong bài viết Hai người “khùng lạ” giữa núi rừng đăng trên SGTT số 106 ra ngày 13.9.2010: ngày 17.9, gia đình em Emma – Evy, Hà Nội gửi 500.000đ. Giúp thầy Dương Tẩn, trường THPT Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng - nhân vật trong bài viết Từ cõi chết trở về đăng trên SGTT số 40 ngày 12.4.2010: ngày 7.9, chị Bùi Thị Cẩm Tú, 818/49 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp gửi 1.000.000đ.

Nguồn SGTT: http://sgtt.vn/loi-song/tiep-suc-nguoi-thay/130460/ba-giao-cua-tre-em-ngheo.html