Ấn Độ mua thêm vũ khí Nga tăng cường sức mạnh quân sự trước Trung Quốc

Một loạt thỏa thuận về quân sự giữa Nga và Ấn Độ đã được đại diện của hai chính phủ ký kết tại cuộc gặp diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS Goa tại Ấn Độ.Theo đó, phía Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ tên lửa phòng không S-400, xây dựng nhà máy lắp ráp trực thăng Ka-226T và cho thuê tàu ngầm hạt nhân thuộc Dự án 971.

Theo một bài viết có tên“Ấn Độ mua hàng Nga”đăng trên báo Ведомости ngày17/10/2016của tác giả Alexei Nikolsky cho biết, một loạt các thỏa thuận song phương lớn trong lĩnh vực hợp tác quân sự - kỹ thuật đã được hai vị Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký kết tạimột cuộc hội đàm được tổ chức vào hôm thứ Bảy, 15/10/2016, nhân Hội nghị thượng đỉnh BRICS Goadiễn ra tại Ấn Độ.Trong các thỏa thuận đã được ký kết đó, đặc biệt có các thỏa thuận mang tính liên chính phủmở đường cho việc ký kết một hợp đồng cung cấp 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-400 choquân đội Ấn Độ. Được biết, cho đến nay hệ thống tên lửa phòng không mạnh mẽ này chỉ mới được Nga ưu ái xuất khẩu cho Trung Quốcvào năm 2014.Theo nhà báo Mikhail Barabanov tại tờ Moscow Defense Brief, hợp đồng cung cấp bốn đơn vị tên lửa trên trị giá vào khoảng 2 tỷ USD. Trước đây, Ấn Độ cũng đã đặt hàng một công ty của Israel để phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8, nhưng có vẻ như là Ấn Độ đã không hoàn toàn hài lòng với hiệu quả của các sản phẩm do Israelchế tạo nên đi đến một quyết định có lợi cho Nga là mua hệ thống S-400.

Về về hợp đồng mua bán S-400, theo báo chí Ấn Độ trích dẫn lơìngười đại diện chính phủ Nga Sergei Chemezov nói: “hôm nay đã ký thỏa thuận giữa hai quốc gia, trong đó phía Nga nhận bán cho Ấn Độ tên lửa S-400 là một trong những hệ thống chống tên lửa hiện đại mà chúng tôi cũng đang huấn luyện. Chúng tôi hy vọng rằng trong nửa đầu năm 2017, chúng tôi sẽ có đủ số lượng và ký những hợp đồng xuất khẩu. Tôi nghĩ rằng việc bàn giao sẽ bắt đầu vào năm 2020”.

Ngoài thỏa thuận này, Moscow và New Delhi cũng đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc Nga chuyển giaocho Ấn Độ bốn tàu khu trục thuộc Dự án 11356. Trước đó, Ấn Độ đã đặt hàng sáu tàu khu trục loại này và đã được chuyển giao vào năm 2011. Còn lại 6 tàu khu trục loại nhỏ hơn của nhà máy đóng tàu Kaliningrad "Yantar" trang bị cho Hạm đội Biển Đen của Bộ Quốc phòng Nga. Ba tàu đã được đóng xong, nhưng hiện vẫn có ba chiếc tuy đã bắt đâùkhởi công nhưng dodính líu vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine nên đến nay vẫn chưa được hoàn thànhdo doanh nghiệp "Zorya-Mashproekt" của Ukraine từ chối cung cấphệ thống động cơ tuốc bin khí cho các tàu. Tuy vậy, cuối cùng vấn đềcũng đã được giảiquyết bằng việc Ấn Độ bảo đảm sẽ cung cấp các thiết bị này. Một con tàu sẽ được đóng tiếp cho đến khi hoàn chỉnh tại Nga, còncác tàu khácsẽ được vận chuyển đến Ấn Độ để hoàn thiện - mộtlãnh đạo của Công ty "Rosoboronexport", Nga cho biết.Theo vị quan chức này, cơ chế trên sẽ góp phần tăng cường vai trò của các ngành công nghiệp Ấn Độ, đồng thơìphù hợp chính sách chính thức của Thủ tướng Modi nhằm thúc đẩy các sản phẩm đáp ứng yêu cầu made in India. Giá trị của gói hợp đồng này khoảng 3 tỷ USD.

Hiện tại, Ấn Độ đang làm việc với các đối tác Nga để thành lập là nhà máy lắp ráp trực thăngnhẹ Ka-226T.Dự kiến các trực thăngđó sẽ được lắp ráp tại Ấn Độ và sẽ có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất,đáp ứng tốt các nhu cầu của các lực lượng an ninh Ấn Độ và số lượng sản xuất có thể đạt tới vài trăm chiếc. Theo người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga, có thể 60 chiếc trực thăng đầu tiên sẽ được chuyển giao từ Nga và 140 chiếc khác sẽ được sản xuất tại nhà máy này.Các thỏa thuận trên đã được ký kết tại Goa từ rất lâu đã được hai bên thảo luận, bao gồm cả thỏa thuận về việc cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân đa năng của dự án 971 từ Hải quân Nga đã qua sửa chữa và hiện đại hóa. Năm 2007, Ấn Độ đã được bàn giao cho thuê tàu ngầm hạt nhân chưa hoàn thiện kiểu này mang tên "Nherpa", biên chế sang hạm đội "Chakra" của Ấn Độ trong sự chào đón hân hoan của tàu nguyên tử dự án 670 mà Liên Xô đã cho Ấn Độ thuê trong thập kỷ 90 với giá 900 triệu USD.

Theo chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Konstantin Makiyenko, “việc ký kết các thỏa thuận như vậy, tuy chưa phải là hợp đồng chính thức, cũng đã mở đường cho việc thực hiện các dự án có tổng chi phí rõ ràng lên tới trên 6 tỷ USD”. Tờ Kommersant (Nga),cho hay hồi tháng 7/2016, Ấn Độ đã muốn thuê 1 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen của Nga nhưng bị từ chối, vì loại tàu ngầm hiện đại nhất này Nga vẫn chưa trang bị đủ cho hải quân.Thay vào đó, hai bên đàm phán thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Dự án 971 với thời hạn 10 năm.

Một khi Ấn Độ đồng ý thuê tàu ngầm hạt nhân lớp Dự án 971 thứ hai, việc nâng cấp tàu sẽ được tiến hành với các thiết bị điều khiển hiện đại, hệ thống vũ khí sẽ có thay đổi, đó là không dùng hệ thống tên lửa Klub mà thay bằng tên lửa diệt hạm BrahMos do Nga - Ấn hợp tác sản xuất.Dự kiến phải đến thời điểm 2019-2020, Ấn Độ mới nhận được tàu ngầm hạt nhân thứ 2 từ Nga.

Các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là sân sau của họ, vì vậy, quan hệ “thân thiện” giữa Trung Quốc với Sri Lanka, Pakistan và Maldives có liên quan chặt chẽ tới những bất lợi về mặt địa - chính trị cho nước mình.Ấn Độ từng theo đuổi chính sách trung lập và không liên kết trong quan hệ giữa các nước lớn. Nhưng trước vấn đề biên giới Trung-Ấn vẫn chưa có hướng giải quyết hiệu quả khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động xâm nhập biên giới, thì việc gia tăng ngân sách quốc phòng, tích cực mua sắm vũ khínhằm nâng cao năng lực phòng thủ là điều tất yếu.

Khi công bố ngân sách liên bang 2015-2016, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley cho biết, chi tiêu quốc phòng nước này năm nay là 40,07 tỷ USD. Chi tiêu quốc phòng năm tài khóa 2015 là 37,15 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.

Lê Thành

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/an-do-mua-them-vu-khi-nga-tang-cuong-suc-manh-quan-su-truoc-trung-quoc