Ai nên tiêm vaccine phòng uốn ván?

Tôi vừa bị ngã xe, có vài vết thương chảy máu ở chân. Tôi được khuyên nên tiêm phòng uốn ván ngừa biến chứng. Xin hỏi uốn ván là bệnh gì và tại sao phải tiêm vaccine?

Tôi vừa bị ngã xe, có vài vết thương chảy máu ở chân. Tôi được khuyên nên tiêm phòng uốn ván ngừa biến chứng. Xin hỏi uốn ván là bệnh gì và tại sao phải tiêm vaccine?

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)

Uốn ván là căn bệnh nghiêm trọng mắc phải do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani, sống trong đất, nước bọt, bụi và phân. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt sâu, vết thương hoặc vết bỏng ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Vết thương dù nhỏ nhất, nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể bị nhiễm uốn ván. Nhiễm trùng dẫn đến các cơn co thắt cơ gây đau đớn, đặc biệt là cơ hàm và cổ, và thường được gọi là "khóa hàm". Triệu chứng điển hình của bệnh uốn ván gồm:

Sốt
Đổ mồ hôi
Hàm cứng, khiến bạn khó mở miệng
Co thắt và co cứng cơ, thường ở lưng, bụng, cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân
Không nuốt được
Nhịp tim nhanh
Tăng huyết áp
Co giật

Thời gian ủ bệnh uốn ván thường là 3-21 ngày, phần lớn người mắc uốn ván sau khoảng 10 ngày.

Bất kỳ ai muốn bảo vệ mình khỏi bệnh uốn ván đều có thể liên hệ với bác sĩ, tới bệnh viện để được tư vấn. Tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi bị uốn ván. Nếu không được điều trị, uốn ván thậm chí có thể gây tử vong.

Những nhóm người cần tiêm phòng uốn ván bao gồm:

Trẻ sơ sinh (thường gây tử vong nếu nhiễm bệnh)
trẻ em và thanh thiếu niên
Người lớn, bao gồm cả khách du lịch đến các quốc gia nơi khó tiếp cận dịch vụ y tế
Người có vết thương dễ bị uốn ván
Những người đã bỏ lỡ liều vaccine uốn ván đúng thời điểm
Phụ nữ mang thai (vaccine bảo vệ cả mẹ và em bé)

Không nên tiêm vaccine uốn ván cho những người từng:

Bị sốc phản vệ sau liều tiêm vaccine uốn ván trước đó
Bị sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine uốn ván.

Độc giả Mai Anh

Nguồn Znews: https://znews.vn/ai-nen-tiem-vaccine-phong-uon-van-post1462166.html