Ủy ban của Quốc hội nói về thực phẩm biến đổi gen

- Sau khi đăng loạt bài về “Thực phẩm biến đổi gen với người dân: câu chuyện trên trời”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Quang Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN- MT Quốc hội nhằm có góc nhìn toàn diện hơn về thực phẩm biến đổi gen (GMO) cũng như thái độ ứng xử của Việt Nam với loại thực phẩm này.

Thưa GS, với tư cách là nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực CNSH, vậy cá nhân ông nhìn nhận như thế nào về thực phẩm GMO? Hiện nay, thực phẩm chuyển gen chủ yếu là ngô và đậu tương. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của thực phẩm GMO trong việc làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạ giá thành sản phẩm… Một số nhà khoa học châu Âu lo ngại rằng, GMO chưa được chứng minh là an toàn hay không an toàn, chính vì thế, EU siết chặt quản lý loại thực phẩm này. EU chỉ cho phép tỷ lệ trong thực phẩm mà không phải ghi nhãn GMO đến 0,9%. Cuộc tranh luận này dẳng dai rất lâu rồi, và tiếp tục cho đến nay. Còn phe ủng hộ là Canada, Mỹ lại cho rằng, ngần đấy năm chưa có vấn đề gì xảy ra với GMO, chính vì thế họ thực phẩm có dán nhãn GMO hay không là tự nguyện. Ở một số nước, như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc họ tùy thuộc tỷ lệ để quy định dãn nhãn, tối đa là 5%. Trên 5% là phải ghi nhãn. Cũng cần hiểu hơn về thế nào là chuyển gen. Ví dụ một con AA lai tạo với 1 con BB ra được một con có tính trạng AB, thì AB mới này đã là chuyển gen- nhưng là chuyển gen truyền thống. Tuy nhiên, cách chuyển gen này có thể kéo dài nhiều năm mới đạt được những tính trạng mong muốn. Như ở Việt Nam để tạo ra được con bò lai lấy sữa mất 37 năm. Tuy nhiên, lai tạo bằng cách, chọn 1 gen đưa vào thì nhanh hơn và xác suất thành công cao hơn. Hiện Mỹ đi theo phương pháp đó. Thực tế, bản chất chuyển gen là đưa 1 gen khác vào 1 cơ thể có sẵn thì phương pháp truyền thống hay bằng kỹ thuật đều cho kết quả như nhau. Vậy tình hình nhập khẩu thực phẩm GMO ở Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa GS? Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là ngô. Trong 2 năm trở lại đây, khoảng 16% ngô nhập khẩu từ các nước có sản xuất GMO, theo cách cách tính suy đoán (50% ngô ở các nước sản xuất GMO là ngô biến đổi gen, 20- 50% ngô được sản xuất làm thức ăn chăn nuôi) thì có khoảng và 0,1- 0,3% lượng ngô GMO có trong thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Việc quản lý GMO ở Việt Nam sẽ định hướng như thế nào thưa GS? Hiện tại cho đến thời điểm này, chưa có văn bản liên quan đến thưc phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được đưa vào Luật An toàn thực phẩm đang được soạn thảo. Dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6 thông qua. Luật An toàn thực phẩm đề cập đến vấn đề thực phẩm GMO hết sức cụ thể, chi tiết. Hiện các nhà làm luật đang khẩn trương nghiên cứu trên tinh thần khách quan, tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình thế giới cũng như trong nước. Cũng xin nói rõ, cách thức làm luật sẽ dựa vào thực tế, hoàn cảnh đất nước cũng như kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng, gần gũi Việt Nam như Nhật Bản, các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia... Quan điểm làm Luật về vấn đề này là làm sao để chúng ta vừa phải bảo vệ sản xuất trong nước vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Chúng tôi cũng dựa vào những nghiên cứu của các nhà khoa học EU (khoảng 1000 bài báo trong 10 năm gần đây). Cụ thể vấn đề thực phẩm GMO sẽ có hướng được quy định như thế nào trong Luật? Xu hướng của các nước là không đưa GMO quy định cụ thể vào Luật mà có những hướng dẫn cụ thể của các Bộ liên quan (cụ thể là Bộ Y tế). Chính phủ sẽ phân công cơ quan quản lý và dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, trình độ khoa học, khả năng phân tích, điều kiện trang thiết bị… ở một số mặt hàng trọng điểm. Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi này! Thu Ba (Thực hiện)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/2981/201004/Uy-ban-cua-Quoc-hoi-noi-ve-thuc-pham-bien-doi-gen-1750586/