Tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4: Không thể là cuộc vận động “hành lang”

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta rất to lớn, nặng nề, được thực hiện trong điều kiện có thời cơ, thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, phản động lại chống phá điên cuồng và quyết liệt vào Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Bản thân Đảng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp được phát huy cũng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực và phức tạp mới... đặt ra yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta rất to lớn, nặng nề, được thực hiện trong điều kiện có thời cơ, thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, phản động lại chống phá điên cuồng và quyết liệt vào Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Bản thân Đảng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp được phát huy cũng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực và phức tạp mới... đặt ra yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Công tác xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Để Đảng có được sự lãnh đạo đúng đắn, Hội nghị Trung ương 4, khóa XI đã ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với bốn nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng. Trong đó, tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi và thúc đẩy thực hiện tốt những nhóm giải pháp khác. Để thực hiện tốt nhóm giải pháp này, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 xác định nội dung kiểm điểm; đối tượng và nơi kiểm điểm; phương châm, phương pháp tiến hành kiểm điểm. Trong đó, nhấn mạnh: "Bộ chính trị, Ban Bí thư (tập thể và cá nhân), các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng kiểm điểm trước với tinh thần gương mẫu để cấp ủy, cán bộ, đảng viên cấp dưới thực hiện theo”. Tập thể Bộ chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên đã tiến hành tốt công việc này, đạt kết quả quan trọng, tạo tiền đề, động lực và là tấm gương cho cấp ủy, cán bộ, đảng viên cấp dưới noi theo. Hiện tại, cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh trong cả nước đang triển khai kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Trung ương. Để công việc này đạt chất lượng, thực hiện tốt mục đích và đáp ứng yêu cầu Chỉ thị của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt 5 nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhận thức sâu sắc về mục đích kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết này; đề cao trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân địa phương; noi gương tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư...cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, nhất là người đứng đầu thật sự gương mẫu làm trước từ việc tiếp thu ý kiến góp ý của cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và các đồng chí nguyên là cấp ủy viên cấp ủy cấp tỉnh, viết kiểm điểm, tiến hành tự phê bình và phê bình, đến việc xác định kế hoạch sửa chữa khuyết điểm để cấp ủy cấp huyện, cơ sở, cán bộ, đảng viên cấp dưới thực hiện theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, tr. 267); "Mục đích tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, tr. 222). Đối với Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, mục đích cao nhất của tự phê bình và phê bình thực hiện Nghị quyết là tiếp tục phát huy mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng, khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém, nhất là những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục; củng cố, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh, để Đảng tiếp tục lãnh đạo đúng đắn công cuộc đổi mới trong những năm tới đạt thành tựu to lớn hơn. Tập thể cấp ủy và từng cấp ủy viên cấp ủy cấp tỉnh cần nhận thức sâu sắc điều này, tích cực, chủ động, gương mẫu tự phê bình và phê bình đạt chất lượng.

Cần đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với những biểu hiện của nhận thức không đúng, coi tự phê bình và phê bình lần này là "dịp tốt” để trả thù cá nhân, để làm giảm uy tín, "hạ bệ” và đưa những người không thiện chí với mình ta khỏi cấp ủy, cơ quan và vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt.

Thứ hai, căn cứ sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tổ chức việc lấy ý kiến góp ý của cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và các đồng chí nguyên là cấp ủy viên cấp ủy cấp tỉnh; thống nhất và quyết định những vấn đề cần góp ý, gợi ý cho tập thể và cá nhân cấp ủy, bộ chủ chốt cấp tỉnh viết kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở những nơi cần thiết.

Làm tốt việc này, tập thể cấp ủy và từng cấp ủy viên, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh sẽ dễ nhìn thấy yếu kém, khuyết điểm và nhất là nhận được những góp ý về biện pháp để sửa chưa kịp thời, có hiệu quả. Song, cũng cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc lợi dụng việc góp ý, gợi ý trước khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của cấp trên là "dịp tốt” để nắm ý định của cấp trên đối với những vụ việc lớn liên quan đến bản thân mình và tìm cách "chạy tội”, hoặc vận động "hành lang” những cán bộ, đảng viên khác "ủng hộ” mình, khi những vụ việc đó được đưa ra phê bình tại hội nghị cấp ủy tỉnh.

Thứ ba, tiến hành trước việc tự phê bình và phê bình tập thể cấp ủy cấp tỉnh, sau đó từng cấp ủy viên cấp ủy tỉnh tiến hành tự phê bình và phê bình nhằm tránh tình trạng bỏ sót khuyết điểm; sai lầm, khuyết điểm đã được tự phê bình và phê bình phải được gắn với trách nhiệm của tập thể cấp ủy và cá nhân cấp ủy viên một cách cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư, các cơ quan tham mưu của Trung ương giúp đỡ, hướng dẫn, tham dự các cuộc tự phê bình và phê bình của cấp ủy, các bộ chủ chốt cấp tỉnh, tập trung vào những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay ở địa phưong, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh trong khi tự phê bình và phê bình; đôn đốc việc báo cáo kết quả sau tự phê bình và phê bình của cấp ủy cấp tỉnh lên Trung ương và thông báo với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý.

Thứ năm, xử lý kịp thời và nghiêm minh tập thể cấp ủy và cá nhân cấp ủy viên mắc sai lầm, khuyết điểm đến mức phải xử lý.

Qua tự phê bình và phê bình cấp ủy, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, nếu không xử lý kịp thời và nghiêm minh những tập thể cấp ủy cấp tỉnh và cá nhân cấp ủy viên mắc sai lầm, khuyết điểm đến mức phải xử lý thì việc tự phê bình và phê bình không có vai trò, tác dụng. Điều này sẽ tác động không tốt đến tự phê bình và phê bình của cấp ủy cấp huyện, cơ sở và cán bộ, đảng viên cấp dưới và đến kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

PGS. TS Đỗ Ngọc Ninh

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=54942&menu=1427&style=1